Có sổ hồng làm hộ khẩu được không?

06/12/2022 | 17:04 529 lượt xem Thanh Loan

Việc đăng ký thường trú làm sổ hộ khẩu là điều bắt buộc theo quy định vừa để nhà nước có thể kiểm soát số lượng công dân từng khu vực cũng như đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân. Nhiều người sau khi mua nhà chung cư, căn hộ muốn đăng ký thường trú, đăng ký nhà nhưng lại băn khoăn không biết là sổ hồng chung cư có được làm hộ khẩu không? Trong bài viết “Có sổ hồng làm hộ khẩu được không?”. Dưới đây Tư vấn luật đất đai sẽ giải đáp cho bạn đọc thắc mắc về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở năm 2014
  • Luật Cư trú năm 2020
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP
  • Nghị định 62/2021/NĐ-CP

Sổ hồng là gì?

Pháp luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”. Tương tự đối với “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc.

  • Trước ngày 10/12/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ – thường gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
  • Từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Lưu ý: Tuy từ ngày 10/12/2009, chỉ cấp một loại Giấy chứng nhận theo mẫu chung (có bìa màu hồng cánh sen) nhưng các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được cấp trước đó vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc cấp đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.

“Sổ hồng” là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ hồng chung cư được cấp khi nào?

Mua chung cư cũ

Khi mua bán chung cư cũ, sau khi thực hiện công chứng hợp đồng mua bán chung cư, bên mua phải nộp hồ sơ để sang tên sổ hồng chung cư cho mình. Về thời gian sang tên, Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:

  • Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nhà, tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng): Không quá 30 ngày.
  • Đăng ký, cấp Sổ hồng cho người mua nhà của tổ chức đầu tư xây dựng: Không quá 15 ngày.
  • Đăng ký, cấp Sổ hồng khi thay đổi tài sản gắn liền với đất: Không quá 15 ngày.
  • Đăng ký biến động khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; nhập tài sản chung vợ chồng…: Không quá 10 ngày.

Theo quy định này, thời gian người mua được cấp sổ hồng khi mua chung cư cũ là không quá 15 ngày làm việc.

Mua chung cư mới

Khác với việc mua chung cư cũ, nếu mua chung cư mới với chủ đầu tư thì theo quy định tại khoản 7 Điều 26 Luật Nhà ở, chủ đầu tư có nghĩa vụ phải làm thủ tục đề nghị cơ quan Nhà nước cấp sổ hồng cho người mua trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao hoặc từ thời điểm người mua thanh toán đủ tiền nhà.

Đồng thời, theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn cấp sổ hồng cho chủ đầu tư là không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Như vậy, sau khi thanh toán đủ tiền hoặc nhận bàn giao nhà thì thời gian tối đa để người mua chung cư mới nhận được sổ hồng là 65 ngày làm việc.

Lưu ý: Thời gian này được tính là thời gian giải quyết, không bao gồm thời gian nộp thuế, thời gian nghỉ lễ,…

Có sổ hồng làm hộ khẩu được không?
Có sổ hồng làm hộ khẩu được không?

Có sổ hồng làm hộ khẩu được không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020:

“1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp bao gồm:

  • Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);
  • Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);
  • Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
  • Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
  • Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;

Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;…

Do chưa có đầy đủ thông tin về nguồn gốc căn hộ chung cư (là mua trực tiếp từ chủ đầu tư hay từ người bán đã được cấp Giấy chứng nhận hay mua lại từ người mua trực tiếp từ chủ đầu tư) nên căn cứ quy định trên, có thể đăng ký thường trú khi có một trong những giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp có thể là một trong các loại giấy tờ sau:

  • Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư/hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai (hợp đồng này có thể được công chứng/chứng thực theo yêu cầu của các bên nếu một trong hai bên là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở đầu xây dựng để bán);
  • Hoặc biên bản bàn giao/biên bản nhận nhà/biên bản giao nhà (văn bản thể hiện đã bàn giao nhà ở của chủ đầu tư cho khách hàng);
  • Hoặc giấy phép xây dựng (trường hợp này thông thường cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc có nhà trên đất và việc tồn tại của căn nhà này là phù hợp với quy định pháp luật);
  • Hoặc giấy tờ xác nhận có nhà ở, đất ở và không có tranh chấp về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nếu không có các giấy tờ chứng minh trên (thường áp dụng đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân hoặc chung cư mini đã hoàn thiện xây dựng);
  • Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (phải có xác nhận của chủ đầu tư và văn bản này phải được công chứng/chứng thực);
  • Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (đã được công chứng/chứng thực theo quy định pháp luật).

Ở chung cư có được cấp hộ khẩu không?

Thứ nhất, bạn phải có chỗ ở hợp pháp:

  • Trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên.
  • Trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên.

Thứ 2, người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập bạn vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp theo pháp luật:

  • Vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con.
  • Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột.
  • Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.
  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.
  • Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột.
  • Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.

Thứ 3, bạn là công dân được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp.

Thứ 4, trước đây bạn đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

Tóm lại, bạn có thể hoàn toàn được cấp sổ hộ khẩu nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú theo Điều luật cư trú của Nhà nước.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Tư vấn luật đất đai về “Có sổ hồng làm hộ khẩu được không?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới dịch vụ tra cứu quy hoạch đất đai thì có thể tham khảo và liên hệ tới Tư vấn luật đất đai để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Liên hệ hotline: 0833.101.102

Câu hỏi thường gặp

Bao giờ thì bỏ sổ hộ khẩu giấy?

Luật cư trú (sửa đổi) gồm 7 chương, 38 điều sẽ có hiệu lực từ 1-7-2021. Đáng chú ý tại khoản 3, điều 38, luật quy định kể từ ngày có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31-12-2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thì Luật Cư trú (sửa đổi) sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng Sổ Hộ khẩu và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là Sổ Hộ khẩu và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Làm sao để tra cứu số sổ hộ khẩu online?

Bước 1: Truy cập vào trang web của cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx và kéo xuống dưới chọn tra cứu trực tuyến.
Bước 2: Sau khi cửa sổ tra cứu online hiện ra, độc giả click vào tra cứu mã số BHXH.
Bước 3: Nhập đầy đủ các trường thông tin trong mục này. Lưu ý: Những mục có dấu * màu đỏ là những mục bắt buộc phải điền, không được bỏ trống.
Sau khi nhập xong đầy đủ thông tin, bạn đọc bấm chọn xác nhận “Tôi không phải là người máy” và chọn những hình ảnh tương ứng với yêu cầu. Khi làm xong hết tất cả yêu cầu, được xác nhận thì bạn đọc bấm tra cứu.
Bước 4: Thông tin được trả về với kết quả gồm: Mã số bảo hiểm xã hội, họ tên, giới tính, ngày sinh, mã hộ gia đình, địa chỉ và trạng thái.