Chi phí phải nộp khi cấp sổ đỏ cho đất lấn chiếm năm 2022?

22/07/2022 | 15:41 43 lượt xem Trà Ly

Hiện nay, rất nhiều gia đình đang sử dụng đất lấn chiếm mà chưa có sổ đỏ. Nhiều gia đình đang mong muốn làm sổ đỏ cho đất lấn chiếm. Chi phí là điều mà nhiều người quan tâm khi làm thủ tục cấp sổ đỏ cho đất lấn chiếm. Vậy, Chi phí phải nộp khi cấp sổ đỏ cho đất lấn chiếm là bao nhiêu? Hãy tìm hiểu cùng tư vấn luật đất đai nhé.

Căn cứ pháp lý

Đất lấn chiếm là gì?

Đất lấn, chiếm là đất có được do hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Hành vi lấn đất, chiếm đất được quy định rõ tại khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất lấn chiếm

Khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sử dụng đất lấn, chiếm được cấp sổ đỏ khi có đủ các điều kiện sau:

  • Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định.
  • Đất không có tranh chấp.

Lưu ý:

  • Thời gian lấn, chiếm phải xảy ra trước ngày 01/7/2014, sau ngày 01/7/2014 lấn, chiếm đất sẽ bị thu hồi.
  • Không phải tất cả các trường hợp lấn, chiếm đều được được cấp Giấy chứng nhận mà chỉ có người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà không có tranh chấp mới được cấp.

Trường hợp đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ

Trường hợp 1: Người đang sử dụng đất ổn định theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp thì được cấp sổ đỏ theo quy định sau:

  • Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất.
  • Nếu đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì được cấp Sổ đỏ.

Trường hợp 2: Người đang sử dụng đất ổn định theo quy định tại điểm a và điểm c Khoản 2 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp thì được cấp sổ đỏ:

  • Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì xử lý như sau:

+ Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

+ Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Sổ đỏ.

  • Trường hợp lấn, chiếm đất đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất nếu sử dụng ổn định và không tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ.

Lưu ý: Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì sẽ bị thu hồi.

Trường hợp 3: Người sử dụng đất ổn định theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp thì được cấp sổ đỏ

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng mà không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người sử dụng đất ổn định, không tranh chấp thì được cấp sổ đỏ.

Chi phí phải nộp khi cấp sổ đỏ cho đất lấn chiếm năm 2022?
Chi phí phải nộp khi cấp sổ đỏ cho đất lấn chiếm năm 2022?

Chi phí phải nộp khi cấp sổ đỏ cho đất lấn chiếm

Lệ phí trước bạ

Căn cứ Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu được tính như sau:

Lệ phí trước bạ = 0.5% x (Giá 01 m2 trong bảng giá đất x Diện tích được cấp)

Lệ phí cấp Sổ đỏ

Trong các khoản tiền khi làm Sổ đỏ thì lệ phí cấp Sổ đỏ là ít nhất, tùy từng tỉnh mà có mức thu khác nhau vì lệ phí cấp Sổ đỏ do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận (lệ phí làm bìa) do HĐND tỉnh, thành ban hành nên mức thu là khác nhau. Mức thu khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu từ 100.000 đồng trở xuống, một số tỉnh thu 120.000 đồng.

Tiền sử dụng đất

Trong các khoản tiền phải nộp khi làm Sổ đỏ thì tiền sử dụng đất là nhiều nhất. Tùy thuộc và từng trường hợp (có hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, nguồn gốc, vị trí, diện tích thửa đất…) mà số tiền phải nộp khác nhau.

Trường hợp 1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lấn, chiếm mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013

Giai đoạn 1: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định từ trước ngày 15/10/1993

* Với đất ở:

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để ở mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm như lấn, chiếm… nhưng nay nếu được Sổ đỏ cho đất ở thì phải:

  • Nộp 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức công nhận đất ở theo giá đất quy định tại Bảng giá đất;

Ví dụ: Gia đình ông A đang sử dụng thửa đất có nguồn gốc là đất lấn từ năm 1990, nay được cấp Sổ đỏ với diện tích là 100m2. Theo bảng giá đất của UBND cấp tỉnh, tại thời điểm được cấp Sổ đỏ (năm 2019) thì vị trí thửa đất của ông A có giá là 01 triệu đồng/m2.

Như vậy, số tiền ông A phải nộp khi làm Sổ đỏ là 50 triệu đồng.

  • Nộp 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất vượt hạn mức công nhận đất ở theo giá đất cụ thể.

* Với đất không phải là đất ở:

  • Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở, nếu được cấp Sổ đỏ là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất giá đất cụ thể.

Lưu ý: Giá đất cụ thể không được ấn định như giá đất tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành mà được tính theo từng trường hợp, thường giá đất cụ thể cao hơn giá đất tại bảng giá đất. Do vậy, tiền sử dụng đất khi nộp Sổ đỏ theo giá đất cụ thể sẽ nhiều hơn.

Giai đoạn 2: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004

* Với đất ở:

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất là đất lấn, chiếm…nhưng nay nếu được cấp Sổ đỏ là đất ở thì phải:

  • Nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Bảng giá đất đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở;
  • Đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có), phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể.

* Với đất không phải là đất ở:

  • Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở, nếu được cấp Sổ đỏ là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể.

Trường hợp 2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014

Theo Điều 9 Nghị định 45/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2017/NĐ-CP) tiền sử dụng đất khi cấp Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm pháp luật đất đai như lấn, chiếm… kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 được tính như sau:

* Với đất ở:

  • Phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể.
  • Trường hợp có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất theo quy định thì được trừ số tiền đã nộp vào tiền sử dụng đất phải nộp; mức trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp. 

* Với đất không phải là đất ở:

  • Trường hợp sử dụng đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở, nếu được cấp Sổ đỏ là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất giá đất cụ thể.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chi phí phải nộp khi cấp sổ đỏ cho đất lấn chiếm năm 2022?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ- CP hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp. Tùy theo diện tích lấn chiếm mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính; phạt tiền với mức thấp nhất là 3 triệu và mức cao nhất là 150 triệu

Ngoài các lệ phí nhà nước, khi làm sổ đỏ cho đất lấn chiếm có mất thêm khoản tiền nào không?

Ngoài tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp cấp Giấy chứng nhận, trừ trường hợp được miễn ra. Người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp thêm các khoản tiền như phí đo đạc và tiền thuê người khác thực hiện thủ tục cấp Sổ đỏ (nếu có).

Hành vi lấn chiếm đất đai có bị truy cứu hình sự không?

Hành vi lấn, chiếm đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.