Chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân là bao nhiêu?

27/10/2022 | 09:17 111 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân được quy định ra sao? Đất giãn dân có gì khác so với những loại đất khác? Đất giãn dân có được phép làm sổ đỏ hay không? Đất giãn dân gồm những loại gì theo quy định? Chi phí làm sổ đỏ được tính như thế nào? Đất nhiều thì chi phí làm sổ đỏ có tăng lên không? Chi phí làm sổ đỏ được tính ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Khái niệm về đất giãn dân

– Đất giãn dân là đất do chính quyền địa phương cấp cho các hộ gia đình đông người (có khẩu nông nghiệp), hoàn cảnh khó khăn không mua được đất ở hoặc không có, không đủ chỗ để ở. Đất giãn dân  do cơ quan chức năng cấp quận, huyện phê duyệt và được cấp sổ đỏ.

– Đất giãn dân  vẫn phải đóng tiền sử dụng đất nhưng có mức rất thấp so với đất thổ cư lâu năm.

– Đất giãn dân là đất thổ cư được Nhà nước dùng để cấp cho những người dân có đất nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa…

Chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân là bao nhiêu?
Chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân là bao nhiêu?

Thủ tục mua đất giãn dân chưa có sổ đỏ như thế nào?

Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.

Có thể thấy rằng, quy định của pháp luật khi chuyển nhượng đất là cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hơn nữa việc chuyển nhượng phải tuân thủ quy định của khoản 3 Điều 167 Bộ đất đai năm 2013: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này“. Căn cứ vào quy định trên thì bà A chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên sẽ không đủ điều kiện để được phép chuyển nhượng cho bạn. Bạn không nên giao kết hợp đồng chuyển nhượng này, nó sẽ không đảm bảo quyền lợi của bạn, rất khó để bạn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân là bao nhiêu?

Thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất

Điều 4 Nghị định 45/2014/NĐ-CP và khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2017/NĐ-CP quy định:

– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất được tính bằng diện tích đất có thu tiền sử dụng đất nhân (x) với giá đất trúng đấu giá của mục đích sử dụng đất đấu giá.

– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất phải nộp được xác định theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp=Giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo mục đích sử dụng đấtxDiện tích đất phải nộp tiền sử dụng đấtTiền sử dụng đất được giảm theo quy định tại Điều 12 Nghị định này (nếu có)Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất (nếu có)

Trong đó:

+ Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất là diện tích đất có thu tiền sử dụng đất ghi trên quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Giá đất tính thu tiền sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

+ Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất là tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nhà đầu tư đã tự nguyện ứng cho Nhà nước.

– Trường hợp công trình nhà ở, công trình hỗn hợp nhiều tầng gắn liền với đất được Nhà nước giao đất cho nhiều đối tượng sử dụng thì tiền sử dụng đất được phân bổ cho các tầng và đối tượng sử dụng.

– Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.

– Trình tự, thủ tục xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất

+ Trình tự, thủ tục xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc trung ương; từ 10 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh còn lại được thực hiện theo quy định của Chính phủ về giá đất và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có); trong đó giá đất cụ thể do Sở Tài nguyên và Môi trường xác định, chuyển cho Hội đồng thẩm định giá đất của địa phương do Sở Tài chính làm thường trực hội đồng tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

+ Trình tự, thủ tục xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại được thực hiện như sau:

 Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định đấu giá theo quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường chuyển hồ sơ xác định giá khởi điểm tới cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất. Hồ sơ xác định giá khởi điểm gồm:

Văn bản đề nghị xác định giá khởi điểm của cơ quan tài nguyên và môi trường: 01 bản chính;

Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: 01 bản sao;

Hồ sơ địa chính (thông tin diện tích, vị trí, mục đích sử dụng đất, hình thức thuê đất, thời hạn sử dụng đất…): 01 bản sao.

 Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất do cơ quan tài nguyên và môi trường chuyển đến, cơ quan tài chính xác định giá khởi điểm theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước được phân cấp, ủy quyền) phê duyệt theo quy định.

Trường hợp chưa đủ cơ sở để xác định giá khởi điểm, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tài chính phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường để nghị bổ sung. Sau khi nhận được đủ hồ sơ thì thời hạn hoàn thành là 10 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.

 Căn cứ quyết định phê duyệt giá khởi điểm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị được giao nhiệm vụ đấu giá quyền sử dụng đất tổ chức thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục xác định lại giá khởi điểm thực hiện như quy định đối với việc xác định giá khởi điểm lần đầu.

+ Trình tự, thủ tục xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất gắn với tài sản thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Các nghĩa vụ tài chính cần phải thực hiện khi xin cấp sổ đỏ đất giãn dân

– Tiền sử dụng đất được tính theo bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành;

– Lệ phí trước bạ: 0,5 % giá tính lệ phí trước bạ ;

– Lệ phí địa chính (mức thu do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định)

– Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính;

– Phí thẩm định cấp giấy chứng quyền sử dụng đất;

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân là bao nhiêu?
Chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân là bao nhiêu?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Chi phí làm sổ đỏ đất giãn dân là bao nhiêu?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn về tranh chấp đất thừa kế, làm sổ đỏ, chia thừa kế đất hộ gia đình, xin cấp lại sổ đỏ bị mất, giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, hợp đồng dịch vụ làm sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, muốn tách sổ đỏ, lệ phí cấp lại sổ đỏ… của tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đất giãn dân có xin sổ đỏ được không?

 Theo đó, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước 15/10/1993.
– Giấy tờ hợp pháp về: Thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.
– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước 15/10/1993.
– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

Đất giãn dân có được phép chuyển nhượng không?

Theo quy định của Luật Đất đai, muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bên chuyển nhượng phải đảm bảo được các điều kiện sau:
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Đất không có tranh chấp
– Không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và còn trong thời hạn sử dụng đất

Đất giãn dân có được tách thửa không?

Đất giãn dân hoàn toàn có thể tách thửa như các đất thổ cư và phải đảm bảo các điều kiện sau:
Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trinh trên thửa đất) từ 3 m trở lên.
Có diện tích không nhỏ hơn 30 m²
Đối với đất khu dân cư nông thôn khi chia tách thửa đất theo các điều kiện của Khoản 1 điều này mà có hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang lớn hơn hoặc bằng 2 m.