Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng chéo thế nào?

13/10/2022 | 14:02 43 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào? thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra sao? Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng chéo thế nào? Quyển sử dung đất bị chồng chéo thì giải quyết như thế nào? Khi nào thì cần đo đạc lại khi quyền sử dụng đất bị chồng chéo. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam gồm nhiều loại Giấy chứng nhận về nhà đất như:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).

Mặc dù áp dụng chung một mẫu Giấy chứng nhận nhưng các loại Giấy chứng nhận được ban hành trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới (không bắt buộc đổi sang Sổ hồng).

Khi Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn được ban hành và có hiệu lực thì vẫn kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Quy định này được nêu rõ tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.

Giấy chứng nhận hiện đang được cấp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng chéo thế nào?
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng chéo thế nào?

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng chéo thế nào?

Theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai thì tranh chấp quyền sử đất; mà đất dó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử đất là một trường hợp tranh chấp; thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Do vậy, dù cấp giấy nhầm hay chồng chéo thì vẫn; là trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo tố tụng dân sự.

Tòa án có quyền quyết định ai là người có quyền sử dụng đất đó. Tòa án không có quyền hủy và cũng không cần thiết phải hủy quyết định; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khi bản án, quyết định xác định ai là người; được quyền sử dụng đất đó thì người đó có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp lại; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cho người được bản án, quyết định của Tòa án xác định được quy định cụ thể tại Điều 49 Luật Đất đai.

Trình tự, thủ tục tách thửa đất hiện nay như thế nào?

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã

Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
  • Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tiến hành các thủ tục cần thiết để tách thửa đất.

Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua các thời kỳ

Trên thực tế hiện nay tồn tại khá nhiều loại giấy tờ khác nhau về quyền sử dụng đất, các loại giấy tờ này có nguồn gốc và giá trị pháp lý khác nhau nên việc nhận diện chúng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là khi xác định quyền của những người đang nắm giữ các loại giấy tờ này.

Thứ nhất, GCNQSĐ (hay còn gọi là sổ đỏ), mẫu giấy này chỉ áp dụng cấp cho quyền sử dụng đất, được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đất đai năm 1993 do Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) cấp.

Thứ hai, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (gọi là sổ hồng), mẫu giấy này cấp theo Nghị định số 60/2004/NĐ-CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, mẫu giấy này do Bộ Xây dựng phát hành. Theo đó, đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở tại nông thôn vẫn tiếp tục sử dụng mẫu GCNQSDĐ (sổ đỏ).

Thứ ba, GCNQSDĐ (gọi là sổ đỏ), giấy này được cấp theo Khoản 4, Điều 48 Luật Đất đai năm 2003. Để khắc phục hạn chế việc tồn tại nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do các cơ quan nhà nước khác nhau ban hành gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng như gây cản trở người sử dụng đất khi thực hiện các quyền do pháp luật quy định, Luật Đất đai năm 2003 quy định: Nhà nước cấp GCNQSDĐ thống nhất cho mọi loại đất (Khoản 1, Điều 48).

Thứ tư, nhằm khắc phục tình trạng trên, mặt khác còn thúc đẩy các giao dịch về nhà đất trở nên phát triển, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/10/2009 về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Nghị định 88/2009/NĐ-CP), đã quy định một mẫu giấy thống nhất cho tất cả các loại động sản vào một loại giấy chứng nhận chung cho cả nhà và đất, mẫu giấy này do Bộ Tài nguyên và môi trường (TN&MT) phát hành với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản trên đất”.

Thứ năm, mẫu giấy chứng nhận đang được sử dụng hiện hành với tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 với nhiều nội dung cơ bản kế thừa như quy định của Luật Đất đai năm 2003 và nội dung tại một số Nghị định. Theo đó, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 đã sử dụng khái niệm “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”, sử dụng thay thế cho khái niệm “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” để phù hợp với mục tiêu quản lý thống nhất không chỉ đối với quyền sử đất quyền sử dụng đất mà còn là cả các tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai năm 2013, các loại Giấy chứng nhận đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, quy định trên đã tạo điều kiện không những cho người sử dụng đất, mà Nhà nước cũng dễ dàng hơn trong công tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất và các chủ thể khác có liên quan thông qua việc hợp nhất các loại giấy tờ về nhà đất, áp dụng chung cho tất cả các trường hợp sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng chéo thế nào?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, giá thu hồi đất, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai, hợp đồng mua bán đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, Mức bồi thường thu hồi đất; tra cứu quy hoạch đất, chia nhà đất sau ly hôn; mẫu đơn xin tách sổ đỏ…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Thứ nhất, ý nghĩa đối với Nhà nước: Thông qua hoạt động cấp GCNQSDĐ, Nhà nước phân loại được các đối tượng sử dụng đất thành: Người sử dụng đất hợp pháp và người sử dụng đất chưa hợp pháp. Qua đó, giúp Nhà nước nắm bắt được hiện trạng sử dụng đất để quản lý đất đai có hiệu quả hơn và góp phần nâng cao tính lành mạnh của thị trường bất động sản ở nước ta.
Thứ hai, ý nghĩa đối với người sử dụng đất: Cấp GCNQSDĐ nhằm xác lập điều kiện để người sử dụng đất thực hiện chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, là căn cứ pháp lý để người sử dụng đất tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình,…
Do tính chất quan trọng của hoạt động cấp GCNQSDĐ nên rất cần phải có hành lang pháp lý cho hoạt động này. Pháp luật về cấp GCNQSDĐ ra đời mang tính tất yếu.

Sau khi xác định được nguồn gốc của 400m2 bị chồng lấn thì làm sao?

(1) Hai bên thương lượng, thỏa thuận, tự giải quyết, xử lý 400m2 đất chồng lấn;
(2) Nếu không thể thỏa thuận, một trong hai bên có thể khiếu nại lên UBND cấp quận/huyện hoặc khởi kiện tại TAND cấp huyện để được giải quyết.

Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp có được không?

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.