Hiện nay, để đảm bảo mảnh đất của mình hoặc mảnh đất dự định mua có xảy ra tranh chấp hay có phải đất quy hoạch hay không một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất thì người sử dụng đất có thể tra cứu thửa đất bằng hình thức trực tuyến. Nếu bạn chưa biết tra cứu thửa đất online như thế nào, hãy theo dõi cách tra cứu thửa đất online nhanh dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 34/2014/TT-BTNMT
Người dân có được biết mọi thông tin về đất đai?
Hệ thống thông tin đất đai rất đa dạng nhưng người dân khi nhận chuyển quyền sử dụng đất (mua đất, chuyển đổi…) thì cần biết dữ liệu về một thửa đất cụ thể để tránh xảy ra rủi ro. Theo quy định thì người dân có quyền biết các thông tin về đất đai (trừ danh mục tài liệu mật về đất đai thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an) như:
– Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;
– Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
– Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
– Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
– Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
Theo phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT thì danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của thửa đất gồm các thông tin sau:
TT | Dữ liệu cụ thể về thửa đất |
1 | Thửa đất: Số hiệu thửa đất, số tờ bản đồ địa chính, diện tích, địa chỉ. |
2 | Người sử dụng đất: Họ tên vợ chồng, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ. |
3 | Quyền sử dụng đất. |
4 | Tài sản gắn liền với đất (có tài sản gì gắn liền với đất như: Nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm) |
5 | Tình trạng pháp lý. |
6 | Lịch sử biến động (đã từng chuyển nhượng cho ai…). |
7 | Quy hoạch sử dụng đất. |
8 | Trích lục bản đồ. |
9 | Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. |
10 | Giao dịch đảm bảo. |
11 | Hạn chế về quyền. |
12 | Giá đất. |
Tuy nhiên, người có yêu cầu cung cấp các dữ liệu đất đai phải ghi rõ về mục đích sử dụng dữ liệu và cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định pháp luật.
Như vậy, người dân có quyền được biết mọi thông tin về đất đai (trừ trường hợp thuộc phạm vi bí mật Nhà nước). Trường hợp cơ quan Nhà nước từ chối cung cấp dữ liệu đất đai thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Hình thức khai thác thông tin đất đai như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định tổ chức, cá nhân khai thác thông tin về đất đai qua các hình thức sau:
– Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS (chủ yếu là tra cứu văn bản quy phạm pháp luật về đất đai như Luật Đất đai, Nghị định, thông tư…);
– Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai (đây là hình thức chủ yếu khi muốn biết dữ liệu về một thửa đất cụ thể).
Ngoài ra, Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định cơ quan nhà nước sẽ không cung cấp dữ liệu về đất đai nếu như thuộc một trong những trường hợp sau:
– Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
– Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
– Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Kết luận:
– Người dân có quyền biết các thông tin về đất đai, trừ dữ liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước (trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin thửa đất cụ thể thì cần phải ghi rõ mục đích sử dụng dữ liệu và cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định của pháp luật khi viết phiếu yêu cầu);
– Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
– Người dân cần nắm rõ quyền và hình thức khai thác thông tin về đất đai, nhất là khai thác thông tin về đất đai bằng phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai. Thực tiễn thì người dân có quyền nhưng không biết quyền hoặc không biết sử dụng quyền nên thường bị cơ quan Nhà nước “làm khó”.
Cách tra cứu thửa đất online nhanh
Chỉ với một thiết bị điện thoại thông minh có kết nối được Internet, chúng ta có thể dễ dàng tra cứu thông tin thửa đất với vài thao tác đơn giản. Khác với việc trực tiếp đi đến cơ quan nhà nước, chúng ta không cần tốn công, tốn sức di chuyển hay phải chờ đợi. Tra cứu thông tin thửa đất thông qua phần mềm tra cứu chính là giải pháp hoàn hảo cho cuộc sống trở nên đơn giản hơn.
Bước 1: Tiến hành download phần mềm “Thông tin quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh” về máy. Hiện tại phần mềm có hỗ trợ cho cả hai hệ điều hành là Window và IOS.
Bước 2: Tại đây khởi động ứng dụng vừa tải và có thể tra cứu bằng 1 trong 3 cách sau đây:
- Tra cứu bằng GPS: Khởi động ứng dụng, tiến hành bật định vị trên thiết bị. Chọn bản đồ quy hoạch và chọn biểu tượng định vị dưới góc màn hình. Tại đây bạn có thể xem đầy đủ và chi tiết tình hình quy hoạch tại vị trí hiện tại mảnh đất.
- Tra cứu bằng toạ độ: Chọn biểu tượng kính lúp (biểu tượng tìm kiếm) ngay góc trái của màn hình. Bấm chọn theo toạ độ và nhập toạ độ muốn tra cứu.
- Tra cứu bằng số tờ, thửa đất: Chọn biểu tượng kính lúp (biểu tượng tìm kiếm). Chọn theo số tờ, thửa. Nhập thông tin theo yêu cầu và tiến hành tra cứu.
Thông tin liên hệ
Tư vấn Luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách tra cứu thửa đất online nhanh năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan và các thông tin pháp lý như điều kiện để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Hiện tại, để kiểm tra xem đất có bị tranh chấp hay không, chúng ta có 04 cách như sau:
Cách 1: Hỏi những người dân xung quanh hoặc những người sử dụng đất liền kề
Cách 2: Liên hệ trực tiếp với UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc liên hệ trực tiếp đến công chức địa chính xã, phường, thị trấn nơi có đất để hỏi xem có ai đang có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp hay không hoặc có tranh chấp thực tế hay không (tranh chấp trên thực tế nhưng không có đơn).
Cách 3: Liên hệ trực tiếp đến cơ quan thi hành án dân sự để tìm hiểu xem thửa đất có liên quan đến việc thi hành bản án giải quyết tranh chấp đất đai hay không?
Cách 4: Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất.
Hiện nay, cách đơn giản nhất để tra xem đất có bị tranh chấp hay không đó là cách thứ nhất.
Cách để tra cứu một cách chính xác và đầy đủ nhất là cách 4.
Hiện nay, có 04 cách để kiểm tra xem mảnh đất có nằm trong quy hoạch hay không, cụ thể:
Cách 1: Xem quy hoạch sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất liên quan đến quy hoạch sử dụng đất đó.
Cách 2: Xem quy hoạch sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp huyện nơi có đất.
Cách 3: Xem quy hoạch sử dụng đất thông qua cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện nơi có đất.
Cách 4: Xem quy hoạch sử dụng đất bằng cách gửi yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai.