Cách tính giá đất trồng cây lâu năm hiện nay như thế nào?

24/02/2023 | 13:59 1087 lượt xem Hương Giang

Pháp luật nước ta phân chia đất đai thành nhiều loại đất khác nhau dựa trên đặc điểm, mục đích sử dụng của từng loại đất. Nhà nước sẽ quy định khung giá cho từng loại đất theo từng địa phương khác nhau. Do đó, cách tính giá đất sẽ phụ thuộc vào khung giá theo chính sách của Nhà nước ban hành. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, Cách tính giá đất trồng cây lâu năm hiện nay như thế nào? Trường hợp nào cần thẩm định giá đất trồng cây lâu năm? Cơ quan nào có chức năng thẩm định giá đất trồng cây lâu năm? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Khái niệm đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm được định nghĩa là một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Cụ thể, những loại đây lâu năm bao gồm:

  • Cây công nghiệp lâu năm: Đây là những loại cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc sản phẩm của nó phải qua chế biến mới sử dụng được. Chẳng hạn như cây cao su, ca cao, điều, hồ tiêu, cà phê, chè, dừa…
  • Cây ăn quả lâu năm: Cây ăn quả lâu năm là những loại cây có sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến. Cây ăn quả lâu năm ví dụ như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, nhãn, sầu riêng, mơ, măng cụt, vải, xoài…
  • Cây dược liệu lâu năm: Đây là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu (dùng làm thuốc chữa bệnh) như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…
  • Các loại cây lâu năm khác: là các loại cây lâu năm được trồng để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (chẳng hạn như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); bao gồm cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Cách tính giá đất trồng cây lâu năm hiện nay như thế nào?

Khung giá đất trông cây lâu năm 

Điều 113 quy định về Khung giá đất như sau: “Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.”

Như vậy, có thể kết luận được rằng khung giá đất tiêu chuẩn đối với từng loại đất giữa các vùng sẽ khác nhau. Chính phủ sẽ có vai trò trong việc điều chỉnh khung giá đất theo biến động thực tế của thị trường. Tại Phụ lục II Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất, có quy định:

Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại xãVùng kinh tếXã đồng bằngXã trung duXã miền núi
Giá tối thiểuGiá tối đaGiá tối thiểuGiá tối đaGiá tối thiểuGiá tối đa
1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc25,0105,020,0130,010,0130,0
2. Vùng đồng bằng sông Hồng42,0250,038,0190,032,0160,0
3. Vùng Bắc Trung bộ10,0125,07,095,06,085,0
4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ15,0135,010,090,08,085,0
5. Vùng Tây Nguyên    5,0135,0
6. Vùng Đông Nam bộ15,0300,012,0180,010,0230,0
7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long15,0250,0   
Cách tính giá đất trồng cây lâu năm

Vùng kinh tế để xây dựng khung giá đất gồm cụ thể như sau:

  • Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
  • Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.
  • Vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
  • Vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
  • Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng.
  • Vùng Đông Nam bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Trường hợp nào cần thẩm định giá đất trồng cây lâu năm?

Thẩm định giá tài sản là thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay. Thẩm định giá được hiểu là việc xác định giá trị tính bằng tiền của tài sản tại một thời điểm, một địa điểm nhất định do cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá thực hiện sao cho phù hợp với giá cả thị trường theo tiêu chuẩn của thẩm định giá (Luật Giá 2012).

Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định khi góp vốn bằng tài sản không phải đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải được thẩm định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định. Do đó, việc thẩm định giá trong trường hợp góp vốn của bạn là hoàn toàn hợp pháp, đúng quy định.

Ngoài trường hợp thẩm định giá để góp vốn vào doanh nghiệp thì việc thẩm định giá còn có thể được thực hiện trong một số trường hợp sau đây:

Cách tính giá đất trồng cây lâu năm
Cách tính giá đất trồng cây lâu năm
  • Thẩm định giá để tiến hành mua bán/chuyển nhượng: Thông thường đây là phương án được lựa chọn khi các bên không thống nhất được giá trị giao dịch hoặc muốn sử dụng giá thẩm định là giá chuyển nhượng.
  • Thẩm định giá đất trồng cây lâu năm trong trường hợp này chính là việc thẩm định giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất nếu có tại thời điểm tiến hành giao dịch mua bán tại địa điểm có đất sao cho phù hợp với giá trị thị trường, từ đó các bên có căn cứ để quyết định mức giá giao dịch cuối cùng.
  • Thẩm định giá để làm căn cứ tính tạm ứng án phí: Điều 8 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định giá do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định giá cung cấp là một trong những căn cứ để tính tạm ứng án phí. Theo đó, giá do cơ sở thẩm định giá cung cấp là giá ưu tiên thứ 2 để làm cơ sở tính tạm ứng án phí ngay sau giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Vậy nên, giá đất trồng cây lâu năm được xác định bằng việc thẩm định giá có thể được sử dụng trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hình sự, hành chính;
  • Thẩm định giá đất trồng cây lâu năm được thực hiện khi vay vốn ngân hàng:  Thẩm định giá là thủ tục bắt buộc nếu muốn vay vốn ngân hàng và thế chấp bằng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm, tài sản trên đất trồng cây lâu năm (nếu có). Chứng thư thẩm định giá (kết quả thẩm định giá) là căn cứ để ngân hàng xác định số tiền cho vay theo quy định pháp luật, quy định của từng ngân hàng;
  • Thẩm định giá đất trồng cây lâu năm cũng có thể là căn cứ để xác định giá trị phần lợi nhuận, phần thiệt hại/thua lỗ phải chịu trong hợp đồng hợp tác kinh doanh: Trường hợp chủ sử dụng đất sử dụng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm để làm tài sản đóng góp trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thì kết quả thẩm định giá là căn cứ để xác định mức độ đóng góp, từ đó xác định lợi nhuận được hưởng, mức độ chịu thiệt hại khi việc đầu tư bị thua lỗ;

Đây là một số trường hợp có thể cần sử dụng việc thẩm định giá đất trồng cây lâu năm.

Cơ quan nào có chức năng thẩm định giá đất trồng cây lâu năm?

Luật Giá 2012 quy định cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá là doanh nghiệp thẩm định giá. Doanh nghiệp thẩm định giá có một số đặc điểm nhận biết theo quy định tại Mục 3 Luật Giá 2012, Điều 10 Nghị định 89/2013/NĐ-CP như sau:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật doanh nghiệp (hay được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp cần phải có giấy chứng nhận đầu tư);
  • Là doanh nghiệp được thực hiện ngành nghề kinh doanh thẩm định giá tài sản sau khi được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá: Vậy nên, trước khi sử dụng dịch vụ thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá, khách hàng nên yêu cầu các cơ quan này cung cấp giấy chứng nhận để kiểm tra, tránh trường hợp bị lừa đảo;
  • Kết quả của quá trình thẩm định giá là báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá tài sản: Đây là kết quả làm việc theo hợp đồng thẩm định giá được ký kết giữa khách hàng và doanh nghiệp thẩm định giá. Chứng thư thẩm định giá là văn bản thông báo cho khách hàng về nội dung của báo cáo kết quả thẩm định giá (là tài liệu ghi nhận lại quá trình thẩm định giá, kết quả thẩm định giá và ý kiến của doanh nghiệp thẩm định giá về giá trị của tài sản được thẩm định);
  • Giá dịch vụ thẩm định giá là giá mà khách hàng và doanh nghiệp thẩm định giá thỏa thuận, thống nhất: Giá này được ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc giá trúng đấu thầu (nếu việc thẩm định giá cần phải thông qua thủ tục đấu thầu);
  • Doanh nghiệp thẩm định giá không được thẩm định giá tài sản cho khách hàng trong một số trường hợp như đang trong thời gian tạm đình chỉ/tạm dừng hoạt động kinh doanh, hoặc hoạt động trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, tổ hợp công ty mẹ – công ty con, hoặc có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với khách hàng yêu cầu thẩm định giá tài sản,…;

Kết luận: Việc thẩm định giá đất trồng cây lâu năm có thể được thực hiện trong nhiều trường hợp như góp vốn vào doanh nghiệp, căn cứ để vay vốn ngân hàng, làm cơ sở để tính tạm ứng án phí… Tổ chức được thực hiện thẩm định giá là doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách tính giá đất trồng cây lâu năm”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến giá chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Có thể xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm không?

Theo quy định, đất trồng cây lâu năm là loại đất được sử dụng với mục đích trồng các loại cây lâu năm như cây lấy bóng mát, cây cảnh, cây dược liệu… mà không được dùng với mục đích xây nhà tạm. Bên cạnh đó, pháp luật không quy định nhà tạm là loại nhà như thế nào mà chỉ có quy định về các công trình xây dựng có thời hạn sử dụng nhất định. Những công trình này được xây dựng, tồn tại trong thời hạn cụ thể theo quy định pháp luật. Thông thường, nhà tạm có thể được hiểu là những loại nhà tồn tại trong thời hạn ngắn, khi có thông báo thu hồi đất thì các căn nhà này được chủ sở hữu tự nguyện tháo dỡ mà không nhận bất kỳ một loại bồi thường nào của Nhà nước. Nói cách khác, không thể thực hiện xây dựng nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm vì đây là hành vi sử dụng đất trái mục đích đã được quy định..

Những loại cây lâu năm nào được chứng nhận quyền sở hữu?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu bao gồm:
– Cây công nghiệp lâu năm;
– Cây ăn quả lâu năm;
– Cây dược liệu lâu năm;
– Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm.

Trồng cây lâu năm trên đất trồng cây hàng năm thì có trái luật không?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT về việc chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải đăng ký biến động đất đai như sau:
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 như sau:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:
a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm…”
Theo quy định, nếu trồng cây lâu năm trên đất trồng cây hàng năm khác (ví dụ như ngô, lúa, đậu tương, khoai, sắn…) thì không cần phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định. Tức phải ghi nhận sự biến động về mục đích sử dụng đất trên sổ đỏ/giấy chứng nhận đã được Nhà nước cấp cho người sử dụng đất.