Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn được gọi với một tên gọi quen thuộc đó chính là sổ đỏ, sổ hồng. Pháp luật hiện hành quy định mẫu giấy chứng nhận mới có tên chi tiết, đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các loại tài sản khác gắn liền với đất. Trên thực tế hiện nay với thời đại công nghệ phát triển việc làm giả giấy tờ nhà đất rất nhanh chóng và tinh vi. Vậy để nhận biết sổ đỏ giả như thế nào, bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết “Cách nhận biết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả nhanh chóng” dưới đây của Tư vấn luật đất đai.
Căn cứ pháp lý
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Theo Khoản 16 Điều 3 Bộ luật đất đai năm 2013 quy định “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước có thể dựa trên căn cứ xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các loại tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành”.
Đặc trưng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện đang được Bộ tài nguyên và môi trường phát hành trên phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, theo một mẫu thống nhất. Đối tượng được ban hành là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Mẫu giấy chứng nhận quyền sở hữu đất gồm 1 tờ có 4 trang, bao gồm các nội dung như sau:
- Trang 1: bao gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và các loại tài sản liên quan tới đất”; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và các loại tài sản khác gắn liền với đất” đi kèm với số phát hành giấy chứng nhận (số seri) gồm 2 chữ cái tiếng việt và 6 chữ số được in màu đen và có dấu nổi của Bộ tài nguyên và môi trường.
- Trang 2: mục “II. Thửa đất, nhà ở và các loại tài sản khác gắn liền với đất” in chữ màu đen trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm, ghi chú, ngày tháng năm ký và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
- Trang 3: mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác liên quan tới với đất”; mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” bao gồm những nội dung thay đổi và cơ pháp lý; dấu chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được in chữ màu đen.
- Trang 4: Nội dung tiếp theo của mục IV; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.
- Trang bổ sung Giấy chứng nhận: gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất, số phát hành giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận như mục IV trang trước.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ theo Điều 105 Luật Đất đai 2013, Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 23 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
– UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đã được cấp giấy chứng nhận mà người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận
– Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau:
+ Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
– Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc cấp Giấy chứng nhận thực hiện như sau:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Cách nhận biết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả nhanh chóng
Bạn có thể nhận biết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả bằng những cách sau:
Thứ nhất, kiểm tra giấy tờ nhà đất giả bằng kính lúp. Dùng kính lúp kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (sổ đỏ), nếu là giả thì các họa tiết, hoa văn màu hồng không được tạo bởi tổ hợp các chấm mực màu hồng. Còn là sổ đỏ thật thì các họa tiết, hoa văn màu hồng được tạo bởi tổ hợp các chấm mực màu hồng.
Thứ hai, dùng đèn pin để kiểm tra sổ đỏ. Bạn lấy đèn pin chiếu xiên một góc 100 – 200 với mặt giấy tại vị trí có hình dấu ở góc dưới bên phải của mặt trước. Nếu giấy tờ nhà đất là giả thì hình dấu được tạo bởi các chi tiết lõm và không rõ nội dung. Còn lại, giấy chứng nhận thật thì hình dấu được tạo bởi các chi tiết lồi và rõ nội dung.
Thứ ba, kiểm tra giấy tờ nhà đất thật bằng cách kiểm tra phôi in. Đặc biệt khi xem sổ đất, đối với các sổ có trang bổ sung cần kiểm tra phương pháp in (in offset), dấu giáp lai đồng thời kiểm tra xem trang này bị tẩy xóa hay không. Đối với sổ đã thế chấp nhiều lần, cần kiểm tra kỹ dấu, chữ ký của Văn phòng đăng ký nhà đất.
Thứ tư, hãy kiểm tra số seri trên giấy tờ nhà đất. In typo, có hình dấu nổi.
Kiểm tra các vị trí có thể bị tẩy xóa cơ học: Số sổ, số vào sổ quyết định, loại đất, thời hạn, hình thức sử dụng, diện tích (bằng số, bằng chữ), sơ đồ.
Đối với các sổ có trang bổ sung cần kiểm tra phương pháp in của phôi trang bổ sung, dấu giáp lai của trang phụ lục với sổ (kiểm tra phương pháp đóng dấu), các vị trí của trang bổ sung có bị tẩy xóa hay không (chuyển quyền sử dụng đất, diện tích…). Nếu sổ đã thế chấp nhiều lần cần kiểm tra kỹ dấu, chữ ký của Văn phòng đăng ký nhà đất hoặc phòng tài nguyên và môi trường.
Thứ năm, kiểm tra giấy tờ bằng việc lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Cách nhận biết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả nhanh chóng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn chia đất thừa kế, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp (xã, phường, thị trấn nơi có đất) nếu đủ điều kiện cấp giấy.
Cách 2: Nếu không nộp tại UBND cấp xã, hộ gia đình, cá nhân có thể nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh. Nếu nơi ở chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất có một số vai trò như sau:
Là căn cứ pháp lý chứng thực quan trọng của Nhà nước cho người sử dụng đất Giấy chứng nhận là căn cứ để xác định ai là chủ sở hữu quyền sử dụng đất, ai là chủ sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo thông tin được ghi tại trang biến động.
Là điều kiện để thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu theo quy định của Luật Pháp Việt Nam như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất,….
Thời hạn thực hiện cấp sổ đỏ không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với vùng sâu, vùng xa, các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì thời hạn thực hiện không quá 30 ngày.