Quy trình, thủ tục xin cải tạo đất ruộng năm 2023

06/04/2023 | 15:18 992 lượt xem Gia Vượng

Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong luật sư hỗ trợ. Cụ thể là nhà tôi có đất ruộng được cấp để gia tăng sản từ những năm 1995 về trước, nay tôi muốn cải tạo đất này để gia tăng sản xuất. Tôi thắc mắc rằng cải tạo đất ruộng có phải xin phép hay không? Quy trình, thủ tục xin cải tạo đất ruộng hiện nay sẽ được diễn ra như thế nào? Và tôi thắc mắc đất ruộng thì có lên thổ cư được không? Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Quy định pháp luật về cải tạo đất ruộng như thế nào?

Cải tạo đất ruộng là việc áp dụng những biện pháp do người sử dụng đất đầu tư lao động, tiền vốn, vật tư vào việc bảo vệ, cải tạo giúp gia tăng độ màu mỡ của đất, đạt được cao độ phù hợp cho canh tác, tăng hiệu quả sử dụng đất. 

Để tiến hành cải tạo đất nông nghiệp cần tuân theo các quy định sau:

  • Đất có mục đích sử dụng sản xuất nông nghiệp nhưng sản xuất canh tác kém hiệu quả cần phải tạo, phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
  • Đất sau khi cải tạo phải đảm bảo được điều kiện sản xuất tốt hơn trước. Địa hình bằng phẳng, có thể canh tác sản xuất, có hệ thống tưới tiêu đầy đủ: ao nước, hệ thống tưới,… Thành phần của đất phải có nhiều chất dinh dưỡng hơn để đảm bảo hoạt động canh tác nông nghiệp hiệu quả.
  • Khi tiến hành cải tạo đất không ảnh hướng tới các hoạt động sản xuất tới các khu vực giáp với khu đất. Cách tối thiểu 10 mét so với ranh giới khu đất liền kề để tránh tình trạng sụt lún, sạt lở, xói mòn,…
  • Diện tích đất tối đa được phép cải tạo là 2ha và chỉ được phép cải tạo 1 lần cho 1 đơn vị diện tích.
  • Thời hạn cải tạo đất nông nghiệp bao gồm cả cải tạo và tái sản xuất tối đa không quá 12 tháng từ khi được phê duyệt cải tạo đất.

Cải tạo đất ruộng có phải xin phép hay không?

Hộ gia đình, cá nhân muốn cải tạo đất nông nghiệp cần sự cho phép Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất. Khi nhận hồ sơ xin cải tạo đất nông nghiệp, cán bộ địa chính phường, xã sẽ tiến hành kiểm tra và giải quyết.

Đất ruộng có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Căn cứ khoản 4 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định về cấp giấy chứng nhận như sau:

“4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, trường hợp của anh/chị sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định pháp luật.

Đất ruộng có chuyển nhượng được không?

Theo như quy định pháp luật thì đất nông nghiệp hay còn gọi là đất ruộng muốn chuyển nhượng thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

(a) Điều kiện để có thể giao dịch đất nông nghiệp

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất 2013 đai quy định điều kiện như sau:

– Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

(b) Trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp

Tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp như sau:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Quy trình, thủ tục xin cải tạo đất ruộng năm 2023

– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

(c) Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

– Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.

– Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ.

Như vậy, khi bạn chuyển nhượng đất nông nghiệp cần thỏa các điều kiện trên thì có thể chuyển nhượng đất nông nghiệp và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách hợp pháp.

Quy trình, thủ tục xin cải tạo đất ruộng năm 2023

Hồ sơ xin cải tạo đất nông nghiệp

Để tiến hành xin phép cải tạo đất nông nghiệp các cá nhân hoặc hộ gia đình cần chuẩn bị hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:

  • 2 mẫu đơn xin cải tạo đất nông nghiệp
  • 2 bản phương án san lấp đất nông nghiệp
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ liên quan tới quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5, Điều 50 Luật đất đai 2013 (nếu có);
  • Bản vẽ hiện trạng vị trí nếu có.

Quy trình xin cải tạo đất nông nghiệp

Sau khi đã chuẩn bị mẫu đơn xin cải tạo đất nông nghiệp cùng các loại giấy tờ liên quan, các cá nhân và hộ gia đình tiến hành quy trình cải tạo đất nông nghiệp theo các bước sau:

Bước 1: Tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại Ủy ban nhân dân phường–xã, thị trấn để nộp hồ sơ.

Bước 2: Cán bộ địa chính tại phường – xã, thị trấn sẽ kiểm tra hồ sơ. 

  • Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ sẽ viết biên nhận giao cho người nộp. 
  • Nếu hồ sơ còn thiếu hoặc sai sót thì cán bộ sẽ hướng dẫn một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Người có nhu cầu xin cải tạo đất nông nghiệp tới nhận kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường xã, thị trấn.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy trình, thủ tục xin cải tạo đất ruộng năm 2023” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục đất nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Tại sao cần cải tạo đất ruộng?

Cải tạo đất cũng là bổ sung chất dinh dưỡng, loại bỏ các nhân tố gây hại, cải tạo sự sống và hệ sinh thái cho đất, giúp tăng năng suất cây trồng. Cải tạo đất nông nghiệp là việc làm quan trọng, bởi vì:
Đất là một trong những môi trường sống của cây trồng, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển. Nhưng việc trồng trọt liên tục trong nhiều năm sẽ khiến cho đất dần mất đi các chất dinh dưỡng, dẫn đến không đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho cây trồng trong các vụ mùa tiếp theo.
Mặt khác, trong quá trình chăm sóc cây, phân bón tồn dư trong đất sẽ khiến cho đất bị chua, mặn, phèn, khiến cho cây trồng những vụ tiếp theo bị ảnh hưởng, cây còi cọc, kém phát triển.
Thời tiết thay đổi, môi trường tác động khiến các loại vi sinh vật gây hại, nấm, sâu bệnh sinh sôi và làm cho đất nhiễm bệnh, cây không lớn được
Vì thế, hàng năm sau mỗi vụ mùa cần phải tiến hành cải tạo đất để ngăn các tác nhân gây hại và tạo môi trường lý tưởng cho cây sinh trưởng tốt nhất.

Căn cứ chuyển đất nông nghiệp thành đất thổ cư là gì?

Theo Điều 57 Luật Đất đai 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất…

Tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất là bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Số tiền sử dụng đất phải nộp = (Giá 1m2 đất ở – giá 1m2 đất trồng lúa) x diện tích được phép chuyển mục đích