Trong quá trình Nhà nước đưa ra và thực hiện các quy định về việc quản lý đất đai thì không thể tránh khỏi có một số những sai sót trong quá trình quản lý này. Những sai xót thường gặp nhất có lẽ là về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những sai sót trong quá trình cấp giấy chứng nhận có thể là sai sót về thông tin thửa đất như diện tích hay vị trí hoặc sai sót về thông tin của chủ sở hữu đất… Trong đó, lỗi sai về vị trí thửa đất cũng là một lỗi rất thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy thì “Cách giải quyết sai lệch vị trí thửa đất” được quy định như thế nào?. hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của tư vấn luật đất đai nhé.
Nguyên nhân dẫn đến sai lệch vị trí thửa đất
Trong quá trình sử dụng đất, không thể tránh khỏi có một số những sai sót, ví dụ như sai sót về thông tin thửa đất, vị trí thửa đất,…Các sai sót này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do khách quan hoặc chủ quan.
Với trường hợp vị trí thửa đất được ghi trên sổ đỏ so với vị trí được ghi nhận trong thửa đất gốc (thửa đất bị tách ra) là có sự khác biệt, nguyên nhân là do:
Thứ nhất, do việc đo đạc
Trong quá trình đo đạc cấp sổ, hoặc tách thửa năm 2009, việc đo đạc chỉ bằng các phương tiện kỹ thuật thô sơ, có độ chính xác chưa cao dẫn đến có sự khác biệt về vị trí của thửa đất trong sơ đồ thửa đất. Việc sai sót này có thể dẫn đến hậu quả về diện tích đất, kích thước các cạnh thửa có sự khác biệt so với hồ sơ gốc (hồ sơ ban đầu) của thửa đất.
Nguyên nhân này khá phổ biến do rất nhiều giao dịch về tách thửa hiện nay là của các thửa đất đã được cấp sổ đỏ từ những năm 90 hoặc những năm 2000, khi mà các phương tiện đo đạc chưa có độ chính xác cao như hiện tại (khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014).
Việc sai sót, nhầm lẫn trong công tác đo đạc có thể là sai sót về vị trí từng điểm giới hạn của các cạnh thửa đất, sai sót về số ô, số thửa được ghi nhận trong sổ đỏ so với các hồ sơ khác như bản đồ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ lần đầu đối với thửa đất…
Thứ hai, sai sót về việc ghi thông tin số ô, số thửa, số tờ bản đồ của thửa đất trên sổ đỏ so với hồ sơ kê khai, đề nghị cấp sổ đỏ lần đầu hoặc hồ sơ đề nghị tách thửa đất
Đây cũng là một trong những nguyên nhân không mới đối với trường hợp bị sai sót thông tin về thửa đất như số ô, số thửa, số tờ bản đồ thửa đất của bạn so với hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu (hồ sơ gốc) đối với thửa đất bị chia tách hoặc hồ sơ kê khai, đề nghị tách thửa đất tại thời điểm năm 2009.
Nhìn nhận một cách khách quan thì đây là nguyên nhân trong quá trình in ấn, làm phôi sổ đỏ của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai hoặc do người sử dụng đất kê khai không đúng thông tin về số ô, số thửa, số tờ bản đồ của thửa đất.
Như vậy, việc có sai lệch trí thửa đất trên sổ đỏ có thể đến từ nhiều nguyên nhân, có thể là do quá trình kê khai hồ sơ đất đai, quá trình in ấn Giấy chứng nhận hoặc cũng có thể do quá trình đo đạc…Việc có nhầm lẫn, sai sót về vị trí thửa đất được giải quyết, thay đổi cho đúng thông tin theo quy định pháp luật.
Cách giải quyết sai lệch vị trí thửa đất
Để giải quyết vấn đề của bạn thì trước hết bạn cần tìm hiểu kỹ, rõ ràng nguyên nhân dẫn đến sai sót về vị trí, cụ thể sai sót về vị trí thửa đất là sai sót như thế nào. Sau khi đã xác định được nguyên nhân bị sai sót, bạn tiến hành sửa đổi lại các thông tin theo quy định pháp luật. Cụ thể:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
…
Theo đó, nếu việc sai sót, nhầm lẫn thông tin về vị trí của thửa đất (số ô, số thửa, số tờ bản đồ) so với hồ sơ kê khai (hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu, hồ sơ xin tách thửa đất…) đã được cơ quan đăng ký đất đai (chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất) kiểm tra, xác nhận thì bạn có thể thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận. Sau khi đính chính Giấy chứng nhận cho đúng thì bạn tiếp tục thực hiện thủ tục đề nghị tách thửa đất tặng cho con như bình thường.
Ngoài ra, nếu việc sai sót là sai sót vị trí của các điểm giới hạn cạnh thửa của thửa đất dẫn đến kích thước các cạnh thửa của thửa đất có sự sai khác so với sổ đỏ gốc thì giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 như sau:
Nếu ranh giới thửa đất giữ nguyên
…
5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
…
Lúc này, cần thực hiện thủ tục đăng ký biến động để thay đổi, cập nhật thông tin về diện tích, kích thước của các cạnh thửa theo số liệu thực tế. Điều này cũng có nghĩa là, khi vị trí các điểm của cạnh thửa có sự sai khác so với thửa đất gốc nhưng ranh giới không đổi thì người sử dụng đất cần tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký biến động thửa đất trước khi thực hiện các thủ tục khác.
Nếu ranh giới thửa đất có sự biến động/thay đổi
…
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.
Theo đó, nếu thửa đất có sự sai khác về vị trí các điểm giới hạn cạnh thửa mà dẫn đến ranh giới thửa đất bị sai khác so với thửa đất gốc đã được cấp sổ, diện tích thửa đất cũng vì thế mà có sự biến động thì người sử dụng đất sẽ được Nhà nước công nhận phần diện tích theo ranh giới đã được cấp theo sổ đỏ cũ (cấp cho thửa đất gốc), phần diện tích tăng thêm sẽ được Nhà nước xem xét, công nhận.
Giải quyết tranh chấp đất khi cán bộ địa chính đo sai lệch thông tin thửa đất
Mặc dù trong đo đạc địa chính cho phép có sai số nhưng nếu vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu. Việc cán bộ địa chính đo sai lệch thông tin so với trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hai thửa đất liền kề sẽ xảy ra tranh chấp khi:
- Hai chủ sở hữu cùng xây dựng nhà ở, công trình và tranh chấp về diện tích, mốc giới, ranh giới thửa đất;
- Một trong hai chủ sở hữu tiến hành chuyển nhượng, tặng cho,.. và tranh chấp về diện tích, mốc giới, ranh giới thửa đất;
- Khi Nhà nước tiến hành quy hoạch, giải tỏa, đền bù….
Phương thức giải quyết tranh chấp
- Các bên có thể tự hòa giải với nhau, nếu hòa giải không được thì gửi đơn yêu cầu hòa giải lên UBND cấp xã.
- Nếu như hòa giải không thành, các bên có thể khởi kiện lên Tòa án về hành vi hành chính, cụ thể là hành vi đo sai lệch thông tin của cán bộ địa chính.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị đính chính diện tích, ranh giới đất
- Bản sao chứng minh nhân dân
- Bản sao sổ hộ khẩu
- Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Các giấy tờ liên quan đến việc diện tích đất bị đo sai
Bước 2: Nộp hồ sơ tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (nơi có đất cần đính chính).
Bước 3: Tại Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành thực hiện các công việc sau:
- Thẩm định hồ sơ
- Cho cán bộ địa chính xuống đo lại diện tích, ranh giới đất
- Lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót
- Lập hồ sơ trình với cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất
- Chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Người yêu cầu đính chính đến nhận kết quả theo lịch đã hẹn của Văn phòng đăng ký đất đai.
Đồng thời đóng mức phí, lệ phí do Ủy ban nhân dân từng tỉnh, thành phố quy định.
- Trường hợp thực hiện vẫn không được đo đạc lại, chủ sở hữu có thể khiếu nại lên Ủy ban nhân nhân nơi mình cư trú yêu cầu được tiến hành đo đạc, kiểm tra lại. Còn trong trường hợp đã khởi kiện ra Tòa thì có thể yêu cầu Tòa cho thẩm định lại tại chỗ.
- Trường hợp có sự thay đổi về diện tích, ranh giới, mốc giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Cách giải quyết sai lệch vị trí thửa đất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan như là tư vấn đặt cọc đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Mẫu hợp đồng môi giới nhà đất mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
– Điền phiếu yêu cầu/văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đất đai
– Nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở Tài Nguyên và Môi trường hoặc UBND cấp xã.
– Tiếp nhận yêu cầu: khi nhận được yêu cầu từ cá nhân tổ chức, cơ quan công chức sẽ tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người yêu cầu. – Trường hợp từ chối cung cấp thông tin sẽ phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
– Trả kết quả: Nếu phiếu, văn bản yêu cầu được tiếp nhận trước 15 giờ thì thông tin sẽ được cung cấp ngay trong ngày. Trong trường hợp nhận sau 15 giờ thì kết quả sẽ được cung cấp vào ngày làm việc tiếp theo.
– Chi phí phải trả để được cung cấp thông tin do cơ quan cung cấp quy định bao gồm:
Phí khai thác và sử dụng tài liệu;
Phí in ấn, sao chụp;
Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
Thông tư 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai
Tại khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai quy định về các trường hợp thực hiện đính chính sổ đỏ gồm:
– Người sử dụng đất hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện sai sót về tên gọi, địa chỉ của người sử dụng đất hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất đó;
– Người sử dụng đất hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai sót thông tin về thửa đất hoặc sai sót về tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra, xác nhận.
Thời gian thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận/sổ đỏ/sổ hồng là không quá 10 ngày. Riêng đối với thủ tục đính chính Giấy chứng nhận tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hoặc hải đảo, hoặc khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận là không quá 20 ngày.