Bồi thường đất không thỏa đáng thì phải làm sao?

27/08/2022 | 09:28 23 lượt xem Thủy Thanh

Ngày nay việc Nhà nước thực hiện hoạt động thu hồi đất để nhằm xây dựng các công trình để phát triển đất nước diễn ra rất phổ biến. Khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất của dân thì sẽ luôn bồi thường giá trị mảnh đất đã thu hồi đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc bồi thường đất diễn ra không được thỏa đáng. Vậy khi người dân gặp trường hợp ” bồi thường đất không thỏa đáng” phải làm như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi vừa nhận được quyết định thu hồi đất của ủy ban huyện gửi đến, tuy nhiên gia đình tôi lại không đồng ý với mức bồi thường khi thu hồi đất mà họ đưa ra. Luật sư cho tôi hỏi là khi gặp trường hợp bị bồi thường đất không thỏa đáng thì phải làm thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Khái niệm thu hồi đất là gì?

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, “thu hồi đất” được hiểu là trường hợp Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đang thuộc quyền sử dụng đất của người khác nếu người này có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.

Trên cơ sở khái niệm thu hồi đất được xác định ở trên, có thể hiểu, khi xảy ra sự kiện thu hồi đất thì hộ gia  đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất có nghĩa vụ phải trả lại phần đất thuộc diện thu hồi mà họ đang sử dụng cho Nhà nước.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Nhà nước cũng có thể tự lấy đất từ phía người dân, mà hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 16 và các điều từ Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước chỉ được thực hiện việc thu hồi đất nếu việc thu hồi đất thuộc một trong những trường hợp mà pháp luật quy định. Cụ thể, Nhà nước chỉ được thu hồi đất nếu căn cứ thu hồi đất thuộc một trong các trường hợp sau:

Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Thẩm quyền thu hồi đất

Hiện nay, căn cứ theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, không phải cơ quan nào cũng có thẩm quyền thu hồi đất mà theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 thì chỉ có Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền thu hồi đất. Trong đó:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền để thu hồi đất trong các trường hợp sau:

– Thu hồi đất mà người sử dụng đất có yếu tố nước ngoài cụ thể là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trừ trường hợp thu hồi đất của cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

– Thu hồi đối với phần đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Còn Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất đối với các trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (không có yếu tố nước ngoài) hoặc thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, trong khu vực thu hồi đất vừa có đối tượng bị thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vừa có đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định việc thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Bồi thường đất không thỏa đáng
Bồi thường đất không thỏa đáng

Điều kiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi

Khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với cá nhân, hộ gia đình như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;…”.

Như vậy, để được bồi thường về đất thì cá nhân, hộ gia đình cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

– Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa được cấp.

Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Cách tính mức bồi thương thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất căn cứ theo Nghị định 47/2014/NĐ-CP:

– Đất nông nghiệp: theo Điều 77, 78 Luật Đất đai 2013, mức bồi thường khi thu hồi đất sẽ được xác định theo thời hạn sử dụng đất còn lại,

– Đất ở: Điều 79 Luật Đất đai 2013 quy định bồi thường khi thu hồi đất ở là đất ở hoặc nhà ở, trong trường hợp không có đất để bồi thường hoặc người được bồi thường không có nhu cầu có thể bồi thường bằng tiền.

– Đất phi nông nghiệp không phải đất ở: được bồi thường bằng tiền bằng giá đất thu hồi nhân với diện tích đất chia cho thời gian sử dụng và tất cả nhân với thời gian sử dụng đất còn lại theo Điều 7 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

– Khi tính mức bồi thường với bất kì loại đất nào đều sử dụng giá đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Bồi thường về nhà, các tài sản khác gắn liền với đất

Bên cạnh bồi thường về đất, nhà, các công trình xây dựng khác, các tài sản khác như cây trồng vật nuôi,… cũng được bồi thường.

Đối với nhà ở, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, Mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó. Trong đó:

+, Giá trị hiện có của nhà bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà đó nhân (x) với giá trị xây dựng mới của nhà có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.

+, Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.

Các công trình xây dựng khác cũng được xác định tương tự với cách xác định mức bồi thường đối với nhà ở.

Đối với các tài sản khác như cây trồng, vật nuôi thì mức bồi thường được xác định theo Điều 90 Luật Đất Đai 2013:

+, Cây trồng hằng năm thì mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch;

+, Cây trồng lâu năm thì mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

+, Về vật nuôi thì Nhà nước chỉ bồi thường với vật nuôi là thủy sản như cá, tôm… và mức bồi thường tùy vào quy định cụ thể của từng địa phương.

Các trường hợp không được bồi thường về đất

Điều 82 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp không được bồi thường về đất như sau:

“1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;

2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;

4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.”.

Theo đó, những trường hợp sau đây khi Nhà nước thu hồi sẽ không được bồi thường về đất:

– Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

– Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

– Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Bồi thường đất không thỏa đáng thì phải làm sao?

Căn cứ Luật đất đai 2013 quy định như sau

“Điều 204: Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai​
1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.”

Tuy nhiên, khoản 6 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ:

“6. Người có đất thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành; hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có).

Đối với trường hợp việc thu hồi đất có liên quan đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác trong việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật khác có liên quan thì Nhà nước tiến hành thu hồi đất, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định mà không phải chờ cho đến khi giải quyết xong quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất giữa người có đất thu hồi và tổ chức, cá nhân đó theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, trong trường hợp đang khiếu nại mà vẫn chưa được giải quyết mà có quyết định cưỡng chế thi hành thì vẫn phải giao đất cho nhà nước, chỉ đến khi mà có kết luận giải quyết khiếu nại cho thấy việc giải quyết đó là trái pháp luật thì mới được bồi thường và đền bù theo đúng quy định pháp luật. 

– Trường hợp không đồng tình với quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp tỉnh thì bạn có thể khởi kiện vụ án hành chính tại TAND cấp tỉnh nơi UBND các cấp nêu trên ban hành.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Bồi thường đất không thỏa đáng“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất như thế nào?

Khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án thuộc các trường hợp được liệt kê nêu trên thì người sử dụng đất sẽ được đền bù, bồi thường theo nguyên tắc được quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
Một là, người sử dụng đất được đền bù bồi thường về đất nếu thửa đất thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013
Hai là, người sử dụng đất được đền bù bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi. Trong trường hợp không có đất để đền bù bồi thường thì việc bồi thường được tiến hành bằng việc chi trả bằng tiền cho người có đất bị thu hồi, tiền bồi thường được tính bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất bị thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quyết định. 
Ba là, khi thực hiện bồi thường trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục nhận bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất như thế nào?

Khi được bồi thường do Nhà nước thu hồi đất, mức bồi thường mà Nhà nước đưa ra là tổng toàn bộ các khoản bồi thường về đất, bồi thường về nhà ở, công trình xây dựng hay các tài sản khác gắn liền với đất.
Người sử dụng đất nhận bồi thường cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của mình:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Tài liệu chứng minh đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai trong trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận.
Thời hạn nhận bồi thường là 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm trả khoản bồi thường thì sẽ phải thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

Người dân được thỏa thuận về giá bồi thường không?

Tiền bồi thường về đất được tính theo giá đất cụ thể
Khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau:
“…
đ) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.”.
Như vậy, tiền bồi thường về đất do Nhà nước quyết định, người dân không có quyền thỏa thuận về giá bồi thường.