Đơn xin đấu thầu đất công ích mới 2023

17/08/2023 | 14:06 131 lượt xem SEO Tài

Đất công ích là quỹ đất của địa phương thường được sử dụng để phục vụ những hoạt động công ích của địa phương như xây dựng nhà văn hoá, xây dựng sân bóng, khu vui chơi… Đất công ích thường không có một giới hạn nhất định mà do điều kiện của từng địa phương. Việc xây dựng và sử dụng đất công ích phải được thực hiện công khai và có sự đồng ý của những hộ gia đình sống tài tại khu vực đó. Việc cho thuê, mua bán đất công ích được thực hiện theo thủ tục đấu thầu. Vậy nếu muốn đấu thầu đất công ích thì cần có những giấy tờ gì ? Đơn xin đấu thầu đất công ích được quy định như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Đơn xin đấu thầu đất công ích” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Đấu thầu đất công ích là gì?

Đấy thầu là hình thức tuyển chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là những công trình xây dựng hay các gói thầu của nhà nước, việc lựa chọn hình thức đấu thầu giúp việc tuyển chọn nhà cung cấp sản phẩm được diễn ra một cách minh bạch, công khai hơn. Đấu thầu sẽ được tổ chức qua nhièu bước. Đầu tiên chủ thầu sẽ gửi thông tin về việc đấu thầu tới từng nhà thầu, những nhà thầu muốn tham gia việc đấy thầu sẽ đưa ra những ưu nhược điểm của dịch vụ bên mình cùng với mức giá để chủ thầu dễ dàng lựa chọn.

Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất. Người nào trả giá cao nhất sẽ mua được hàng. Hình thức này thường được áp dụng cho các mặt hàng có giá trị cao như đồ cổ, trang sức,… Tuy nhiên, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất cần tuân theo quy định cụ thể tại Quyết định số 1068/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 quy định về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 132 Luật đất đai năm 2013 thì đất công ích xã được căn cứ vào quỹ đất, nhu cầu riêng, đặc điểm nhưng không quá 5% tổng diện tích trồng cây hàng năm. Số đất này được lấy từ quỹ đất nông nghiệp, dùng cho nhu cầu của địa phương như chăn nuôi, trồng trọt, tăng cường hiệu suất nông nghiệp cho địa phương. Đất nông nghiệp nếu là do cá nhân, gia đình hoặc tổ chức trao lại cho nhà nước, thì sẽ được thu hồi lại và bổ sung vào quỹ đất nông nghiệp chung của địa phương. Từ đây quỹ đất sẽ được quản lý và phân bổ sản xuất dựa theo nhu cầu phát triển của xã, phường và địa phương đó. Trong trường hợp đất công ích của xã có diện tích lớn hợp 5%, thì phần đất thừa ra sẽ được dùng để bồi thường hoặc là xây dựng những công trình dành cho cá nhân, hộ gia đình hay địa phương. Những trường hợp được nhận phần đất thừa ra này có thể dùng để sản xuất nuôi trồng thủy hải sản, nông nghiệp, lâm nghiệp…. Đặc biệt ưu tiên tại các địa phương bị thiếu đất hoặc chưa được giao đất. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn sử dụng vào các mục đích sau: Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn; Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này; Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Như vậy, đất công ích được sử dụng vào mục đích chung của công cộng nên việc sử dụng loại đất này phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đất đai: Thẩm quyền, hạn mức sử dụng đất.

Nguyên tắc và điều kiện đấu giá đất công ích xã?

Đất công ích là loại đất được cấp cho từng địa phương và chịu dự quản lý của UBND xã. Chính vì là đất chung nên việc quản lý đất công ích là vấn đề rất nhạy cảm. Làm thế nào để quản lý đất công ích hiệu quả và minh bạch là điều mà tất cả các địa phương đều hướng tới. Khi các công trình công cộng tại địa phương đều được xây dựng thì diện tích đất công ích thường được sử dụng để cho thuê tránh tình trạng không sử dụng gây lãng phí quỹ đất công. Việc cho thuê này sẽ được thực hiện theo hình thức đấu giá.

Theo điểm đ, khoản 1 Điều 118 Luật đất đai năm 2013 thì trường hợp khi Uỷ ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 117 Luật đất đai 2013 thì hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất phải đảm bảo được 2 nguyên tắc:

– Đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. 

– Việc đấu giá quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá tài sản.

Như vậy, các bên khi tham gia đấu giá thuê đất công ích chưa sử dụng phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc đã được nêu như trên. Tuy nhiên, nếu đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất công ích này mà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lần nhưng không thành thì Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất.

Căn cứ Khoản 1 Điều 119 Luật đất đai năm 2013, để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã phải đáp ứng được một số điều kiện sau: Đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước; Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy định về những điều kiện về đấu giá đất công ích này nhằm đảm bảo cho quá trình đấu giá được tiến hành thuận lợi, đảm bảo tính công bằng cho các chủ thể tham gia hoạt động này. Ngoài ra, đất đai là tài sản đặc biệt, càng cần phải quy định cụ thể về điều kiện bao nhiêu thì việc sử dụng đất được đảm bảo hiệu quả càng tốt bấy nhiêu.

Đơn xin đấu thầu đất công ích
Đơn xin đấu thầu đất công ích

Đơn xin đấu thầu đất công ích

Hiện nay chưa có những quy định cụ thể về đơn xin đấu thầu đất công ích. Những cá nhân, tổ chức có mong muốn được tham gia đấu thầu sử dụng đất công ích có thể gửi đơn xin thuê đất công ích đến UBND cấp xã để được phê duyệt tham gia đấu thầu. Để giúp bạn đọc có được mẫu đơn xin thuê đất mới và được sử dụng hiện hành mời bạn tham khảo thêm mẫu đơn dưới đây của chúng tôi.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày….. tháng …..năm ….

ĐƠN ………

Kính gửi:  Ủy ban nhân dân ……………….

1. Người xin giao đất  …………..

2. Địa chỉ/trụ sở chính:…………………………………………..

3. Địa chỉ liên hệ:……………………………………………………

4. Địa điểm khu đất:……………………………………………….

5. Diện tích (m2):……………………………………………………

6. Để sử dụng vào mục đích: …………………………………

7. Thời hạn sử dụng:……………………………………………….……

8. Cam kết sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật đất đai, nộp tiền sử dụng đất/tiền thuê đất (nếu có) đầy đủ, đúng hạn;

Các cam kết khác (nếu có)……………………………………………

Người làm đơn

Ký, ghi rõ họ tên

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download

Hướng dẫn viết đơn xin đấu thầu thuê đất

– Ở phần kính gửi: Ghi rõ tên UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Ví dụ: Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm.

– Phần người xin cho thuê đất:

+ Ghi rõ họ, tên cá nhân xin sử dụng đất/cá nhân đại diện cho hộ gia đình/cá nhân đại diện cho tổ chức;

+ Ghi thông tin về cá nhân (số, ngày/tháng/năm, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu…);

+ Ghi thông tin về tổ chức (Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức sự nghiệp/văn bản công nhận tổ chức tôn giáo/đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế…;

Ví dụ: NGUYỄN VĂN A; CMND: 0123456789, do CATP Hà Nội cấp ngày 20/7/2009

– Phần địa chỉ/trụ sở chính: Ghi rõ địa chỉ thường trú trong trường hợp là cá nhân, địa chỉ của trụ sở chính trong trường hợp người cho thuê là tổ chức.

Ví dụ: số ……….., đường ……………., phường…………., Hà Nội

– Địa chỉ liên hệ: Ghi rõ địa chỉ hiện đang sinh sống (địa chỉ thường trú) hoặc tạm trú (nếu có), địa chỉ của chi nhánh, văn phòng…

– Địa điểm khu đất: Ghi rõ địa chỉ của khu đất có nhu cầu thuê.

– Diện tích (m2)

– Mục đích sử dụng: Ghi rõ mục đích thuê đất để làm gì? Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư thì ghi rõ mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo giấy chứng nhận đầu tư hoặc cấp văn bản chấp thuận đầu tư.

– Thời hạn sử dụng.

– Cam kết sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật đất đai, nộp tiền sử dụng đất/tiền thuê đất (nếu có) đầy đủ, đúng hạn và các cam kết khác (nếu có).

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề Đơn xin đấu thầu đất công ích đã được Tuvandatdai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Tuvandatdai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo về giá đất bồi thường khi thu hồi đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ai có thẩm quyền đấu thầu cho thuê đất công ích?

Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền cho thuê đất như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho thuê đất với các trường hợp:
+ Cho thuê đất đối với tổ chức;
+ Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định;
+ Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện cho thuê đất với các trường hợp: Cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
– Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Thủ tục đấu giá đất công ích của Ủy ban nhân dân xã?

Về trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất thì tại Chương II Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP Quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tư pháp ban hành. Để có thể đấu giá đất công ích của Ủy ban nhân dân xã cần thực hiện các bước thủ tục sau:
Bước 1. Lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất:
Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo ủy ban nhân dân xã đang được giao quản lý quỹ đất lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất:
Hồ sơ bao gồm: Tờ trình và dự thảo quyết định đấu giá quyền sử dụng đất; Giấy tờ liên quan đến hiện trạng quản lý, sử dụng thửa đất đấu giá và hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với thửa đất đấu giá (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền; Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chi tiết liên quan đến thửa đất đấu giá đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đấu giá trong trường hợp chưa có bản đồ địa chính; Tên, địa chỉ của đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng thửa đất.
Bước 3. Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất:
Căn cứ hồ sơ thửa đất đấu giá Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định đấu giá quyền sử dụng đất. Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất này phải được thể hiện bằng văn bản.
Bước 4. Xác định và phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất đấu giá:
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm của thửa đất đấu giá theo quy định của pháp luật và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
Bước 5. Lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất:
Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm cử đại diện tham dự, giám sát việc thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Bước 6. Phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận bàn giao hồ sơ và Biên bản kết quả thực hiện cuộc bán đấu giá từ đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá, đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất lập hồ sơ gửi cơ quan tài nguyên và môi trường để trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền đã quyết định đấu giá quyền sử dụng đất, ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất đã bán đấu giá thành công để gửi cho cơ quan tài nguyên và môi trường, đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, cơ quan thuế và người đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
Bước 7. Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sau khi có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá cơ quan thuế gửi thông báo nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất bằng văn bản cho người đã trúng đấu giá. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất vào Kho bạc nhà nước và chuyển chứng từ đã nộp tiền cho cơ quan tài nguyên và môi trường để làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định. Sau khi đã nhận được chứng từ nộp đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất của người trúng đấu giá, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; ký hợp đồng thuê đất.

Phương án đấu giá đất công ích như thế nào?

Phương án đấu giá đất công ích có thể căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP quy định về nội dung chính của phương án đấu giá quyền sử dụng đất, bao gồm:
– Danh mục loại đất, vị trí, diện tích và hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với các thửa đất đấu giá (nếu có).
– Mục đích, hình thức (giao đất hoặc cho thuê đất), thời hạn sử dụng của các thửa đất khi đấu giá quyền sử dụng đất.
– Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện đấu giá các thửa đất.
– Đối tượng và điều kiện được tham gia đấu giá; mức phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước phải nộp khi tham gia đấu giá.
– Hình thức đấu giá được áp dụng khi thực hiện cuộc bán đấu giá.
– Kinh phí, nguồn chi phí tổ chức thực hiện việc đấu giá.
– Dự kiến giá trị thu được và đề xuất việc sử dụng nguồn thu từ kết quả đấu giá.
– Phương thức lựa chọn đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá (đấu thầu rộng rãi hoặc giao đơn vị cụ thể thực hiện) hoặc đề xuất thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đặc biệt (đối với trường hợp được thành lập Hội đồng đấu giá đặc biệt theo quy định).