Đất rừng phòng hộ là gì theo quy định của pháp luật?

21/05/2022 | 23:39 23 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc. Tôi có nghe nói đất rừng hiện nay được chia làm 3 loại. 3 loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Đất rừng phòng hộ là gì theo quy định của pháp luật? Hiện nay đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ hay không? Chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Hiện nay, đối với việc trông cây gây rừng và việc rất cấp bách và cần thiết để tránh những biến đổi khi hậu do con người đã tác động đến hệ sinh thái rừng rất lớn trước đó. Chính vì việc người dân khai thác cây rừng bừa bãi không có kiểm soát đã gây nên các hiện tượng tự nhiên không tốt như hạn hán người dân không có nguồn nước để sử dụng, thiên tai, báo, hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, sa mạc hóa ở nhiều nơi. Đất rừng phòng hộ là gì theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư tư vấn luật đất đai tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Đất rừng phòng hộ là gì?

Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Chính vì điều này mà mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%, đây là một trong những tiêu chí an ninh môi trường vô cùng quan trọng. Rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia có vai trò mật thiết.

Đất rừng phòng hộ là loại đất rừng được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.

Đất rừng phòng hộ được phân chia thành các nhóm sau:

– Đất rừng phòng hộ đầu nguồn;

– Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

– Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

– Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Đất rừng phòng hộ là gì theo quy định của pháp luật
Đất rừng phòng hộ là gì theo quy định của pháp luật

Chuyển nhượng đất rừng phòng hộ được không?

Khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Nếu mảnh đất bạn muốn chuyển nhượng đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng phần diện tích đất này.

Những quy định về đất rừng phòng hộ

Thứ nhất nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho các tổ chức quản lý rừng phòng hộ để bảo vệ; quản lý; phát triển rừng theo đúng quy hoạch.

Thứ hai các tổ chức tiến hành giao khoán đất rừng phòng hộ cho các cá nhân hoặc gia đình; đang sinh sống ngay tại khu vực đó để bảo vệ; phát triển rừng. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở; đất sản xuất nông nghiệp cho gia đình; cá nhân đó sử dụng.

Thứ ba các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có khả năng, nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng, đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì sẽ được nhà nước cấp cho rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển kết hợp sử dụng đất vào các mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ tư Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được quyền kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, môi trường dưới tán rừng.

Thứ năm cộng đồng cư dân được nhà nước cấp đất rừng phòng hộ theo quy định thì sẽ được giao đất để bảo vệ, phát triển. Đồng thời có quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của Luật bảo vệ, phát triển rừng.

Chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất có được không?

Đối với mỗi loại đất khác nhau thì việc các nhân; hộ gia đình; tổ chức muốn thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì cũng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định Điều 18 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định. Chính vì thế mà việc chuyển loại rừng này sang loại rừng khác phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;

– Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;

– Có phương án chuyển loại rừng.

Đất rừng phòng hộ là gì theo quy định của pháp luật
Đất rừng phòng hộ là gì theo quy định của pháp luật

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về Đất rừng phòng hộ là gì theo quy định của pháp luật?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Ai sẽ được giao khoán rừng phòng hộ theo quy định?

Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc cho bên giao khoán; hộ gia đình có người đang làm việc cho bên giao khoán hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, được hưởng chế độ đang cư trú trên địa bàn; hộ gia định có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đang cứ trú trên địa bàn (ưu tiên hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đang cư trú trên địa bàn có nhu cầu nhận giao khoán đất), các đối tượng này được gọi chung là bên nhận khoán.

Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm tra các trường hợp giao đất rừng phòng hộ?

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra các trường hợp đề nghị giao đất, thuê đất; xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất; chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc nêu tại điểm d khoản này và trình cấp Giấy chứng nhận; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được thuê đất. Thời gian hoàn thành công việc nêu tại điểm này không quá hai mươi (20) ngày làm việc.

Vườn quốc gia có phải là rừng phòng hộ không?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 4 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004:
Vườn quốc gia thuộc rừng đặc dụng. Do đó, vườn quốc gia không thuộc rừng phòng hộ.