Thu hồi là một trong những biện pháp Nhà nước dùng để thu hồi lại quyền sử dụng đất của người dân. Theo đó, sau khi thu hồi đất của người dân thì Nhà nước sẽ có các chính sách bồi thường như thực hiện tái định cư. Vậy trường hợp thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không? Nhà nước thực hiện bồi thường về đất nông nghiệp cho người có đất bị thu hồi theo nguyên tắc nào? Trường hợp nào được Nhà nước hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Tái định cư là gì?
Theo quy định về việc thực hiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tái định cư có các đặc trưng như sau: Tái định cư là một trong những cách thức thực hiện bồi thường của Nhà nước khi tiến hành thu hồi đất; Tái định cư chỉ được thực hiện khi người bị thu hồi đất không còn đất để ở phải di chuyển đến nơi khác; Tái định cư thể hiện chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo cho người bị thu hồi đất ổn định cuộc sống, đảm bảo chính sách an sinh xã hội. Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát. Tái định cư là là việc Nhà
Nguyên tắc Nhà nước thực hiện bồi thường về đất nông nghiệp bị thu hồi
Căn cứ Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, nhà nước sẽ bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi.
Trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư không?
Căn cứ theo điểm a, khoản 1, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP; Điều 86 Luật Đất đai 2013. Việc bồi thường tái định cư chỉ được thực hiện khi người sử dụng đất bị thu hồi hết đất ở; hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình; cá nhân không còn đất ở; nhà ở nào khác trong địa bàn xã; phường; thị trấn nơi có đất ở thu hồi. Do đó, đối với các trường hợp người sử dụng đất bị thu hồi đất nông nghiệp thì sẽ không được bồi thường tái định cư.
Tuy nhiên,hộ gia đình, cá nhân vẫn có thể tái định cư trên diện tích đất nông nghiệp còn lại của thửa đất có nhà ở khi nhà nước thu hồi đất bằng cách chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở.
Theo quy định tại khoản 5, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP và khoản 1; Điều 4 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT. Việc tái định cư này chỉ áp dụng đối với trường hợp:
- Thửa đất có nhà ở bị thu hồi và phần diện tích đất còn lại không bị thu hồi thuộc đất nông nghiệp.
- Phần diện tích còn lại của thửa đất thu hồi đủ điều kiện được tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất thu hồi.
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở phải phù hợp với quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Trường hợp nào được Nhà nước hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất?
Theo quy định tại khoản 5, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP và khoản 1; Điều 4 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT. Việc tái định cư này chỉ áp dụng đối với trường hợp:
Căn cứ Điều 83 Luật Đất đai 2013 quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
1. Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:
a) Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ;
b) Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.
2. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
d) Hỗ trợ khác.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, chỉ hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
Nội dung hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất
Việc hỗ trợ tái định cư được quy định tại Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP. Cụ thể:
Việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình; cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở. Quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 83 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:
- Hộ gia đình; cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định này. Được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.
- Trường hợp hộ gia đình; cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi; số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.
Như vậy, trường hợp mảnh đất đủ điều kiện để nhà nước hỗ trợ tái định cư thì việc hỗ trợ được thực hiện dựa trên dự án tái định cư do UBND tỉnh; UBND huyện lập và thực hiện trước khi thu hồi đất. Theo đó, trường hợp mà số tiền bồi thường nhỏ hơn giá tiền của 1 suất đất tái định cư tối thiểu thì người bị thu hồi đất được hỗ trợ thêm phần còn thiếu; trường hợp người bị thu hồi đất tự lo chỗ ở thì được bồi thường về đất; đồng thời nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư; mức hỗ trợ do UBND tỉnh quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; tư vấn đặt cọc đất… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833 102 102.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?
- Mẫu Hợp đồng thuê văn phòng năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 71 Luật Đất đai 2013. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất là Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cơ quan này có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
Căn cứ theo quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2013. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này; còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Theo đó, việc có hỗ trợ tái định cư hay không là do địa phương xem xét.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân:
Theo đó, đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác theo quy định của pháp luật mà đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi.