Thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ công trình là ai?

18/10/2023 | 15:58 1269 lượt xem SEO Tài

Tôi là Hạnh ở Hà Nội. Gia đình tôi có xây dựng một nhà kho trên khu vực đất ngoại thành của gia đình. Khi xây dựng cho không hiểu biết nên gia đình tôi đã không xin giấy phép các cơ quan các cấp. Hiện nay gia đình tôi đã xây dựng gần xong thì nhận được quyết định tháo dỡ công trình nhà tôi đã xây của trưởng thôn khu vực đó. Xin hỏi Luật sư trưởng thôn có quyền yêu cầu tháo dỡ công trình sai phạm không? Thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ công trình thuộc về ai?

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho tư vấn luật đất đai. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ công trình?” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Phá dỡ công trình xây dựng là gì?

Phá dỡ là việc phá bỏ đi một công trình gì đó hoặc một đồ vật nào đó. Phá dỡ công trình xây dựng là việc công trình xây dựng không đáp ứng quy định và phải tháo dỡ, phá bỏ hoàn toàn. Điều này sẽ xảy ra khi người xây dựng công trình xây dựng trái phép hoặc công trình xây dựng không đáp ứng đủ điều kiện được cấp phép xây dựng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới những công trình xây dựng liền kề của nó.

– Căn cứ vào Điều 1 Luật Xây dựng năm 2020 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014) thì công trình xây dựng được hiểu là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước.

– Phá dỡ công trình xây dựng là việc thi công phá dỡ toàn bộ hoặc một phần các công trình xây dựng đã cũ bị xuống cấp, gây mất an toàn hoặc mục đích sử dụng không còn phù hợp để giải phóng mặt bằng cho việc xây dựng công trình mới.

Khi phá dỡ công trình xây dựng có thể áp dụng một trong các biện pháp thi công hoặc kết hợp cả hai biện pháp thi công với nhau sau:

+ Phá dỡ bán thủ công: Đây là biện pháp được áp dụng với những công trình sâu trong ngõ mà xe cơ giới không thể vào được, thường được kết hợp với các loại máy móc nhỏ.

+ Phá dỡ bằng máy móc: Biện pháp này thường được kết hợp với các thiết bị, máy móc chuyên dụng 100%, thường được áp dụng cho những công trình ngoài mặt đường, nơi mà xe cơ giới và máy móc phá dỡ có thể dễ dàng tiếp cận được.

Trình tự phá dỡ công trình xây dựng

Không phải muốn phá dỡ công trình xây dựng theo cách nào cũng được mà khi muốn phá dỡ một công trình xây dựng bắt buộc phải tuân thủ những điều kiện theo Luật định. Đối với những công trình xây dựng có công trình liền kề hoặc việc xây dựng được thực hiện ở giai đoạn kiên cố rồi thì việc thực hiện phá dỡ những công trình này sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với những công trình mới xây dựng.

Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường được quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng năm 2020) và thực hiện theo trình tự như sau:

– Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền phá dỡ công trình xây dựng phải lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng

– Bước 2: Sau khi đã lập phương án phá dỡ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng nhằm mục đích phê duyệt phương án phá dỡ, đánh giá phương án phá dỡ có khả thi hay không khả thi

– Bước 3: Các bên liên quan sẽ tiến hành tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng

– Bước 4: Trong quá trình phá dỡ công trình xây dựng cần được tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về phá dỡ công trình xây dựng nên các bên phải tổ chức đội giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công tình xây dựng.

Như vậy, khi các công tình xây dựng thuộc một trong các trường hợp phải phá dỡ thì các bên liên quan sẽ phải tiến hành phá dỡ công trình xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng.

Thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ công trình
Thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ công trình

Thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ công trình?

Thẩm quyền là điều được nhiều người quan tâm khi phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp của bạn là xây dựng không có giấy phép nhưng lại bị Trưởng thôn ra quyết định từ chối việc xây dựng và yêu cầu tháo dỡ. Theo căn cứ pháp luật hiện nay thì việc xây dựng hoặc phá dỡ công trình xây dựng không do trưởng thôn có thẩm quyền yêu cầu mà phải do Chủ tịch UBND các cấp phê duyệt chính vì vậy quyết định của trường thôn là không có hiệu lực.

Theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về quy định chung về cấp giấy phép xây dựng như sau:

– Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

– Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

  • Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
  • Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
  • Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
  • Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
  • Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
  • Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
  • Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
  • Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

– Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật này.

– Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ công trình” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang đất sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Phá dỡ công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình không có giấy phép xây dựng như thế nào?  

Theo quy định này thì các công trình xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, đảm bảo xây dựng đúng quy hoạch, đúng pháp luật và đúng với nội dung đã được phê duyệt, trừ trường hợp các công trình xây dựng thực hiện không đúng các quy định này thì sẽ bị phá dỡ.

Các trường hợp phải phá dỡ công trình xây dựng?

Các trường hợp phải phá dỡ công trình xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), cụ thể:
– Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
– Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật Xây dựng;
– Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
– Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
– Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Trách nhiệm trong việc phá dỡ công trình xây dựng?

Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định tại khoản 3 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) như sau:
– Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình có trách nhiệm:
+ Tổ chức thực hiện theo trình tự tại mục (2);
+ Tự thực hiện nếu có đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
– Nhà thầu được giao thực hiện việc phá dỡ công trình có trách nhiệm:
+ Lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt;
+ Thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có);
+ Thực hiện theo dõi, quan trắc công trình;
+ Bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
– Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật;
– Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.