Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng gồm những gì?

28/09/2023 | 15:43 141 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hôm trước tôi có được bạn tôi giới thiệu sang làm việc ở lĩnh vực xây dựng. Các công việc chủ yếu của tôi là bên mảng hành chính, giấy tờ hồ sơ và những loại giấy phép có liên quan trong hoạt động xây dựng. Tôi muốn được tư vấn về hồ sơ hoàn công công trình xây dựng do từ trước đến nay tôi chưa có làm loại hồ sơ này lần nào. Không biết theo quy định hiện nay thì Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng gồm những gì? Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng do chủ thể nào lập ra và cơ quan nào được phép phê duyệt? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn luật đất đai. Về vấn đề trên chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:

Hồ sơ hoàn thành công trình là gì?

Hồ sơ hoàn thành công trình được hiểu là văn bản đánh dấu một quá trình dài thực hiện và mang đến kết quả tích cực đã xong. Hồ sơ hoàn thành công trình còn được xem để so sánh, đánh giá mức độ hài lòng của chủ đầu tư so với kỳ vọng của họ. Hiện nay hồ sơ hoàn thành công trình có thể được hiểu như sau:

Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng. (theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP)

Việc lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng như sau:

– Chủ đầu tư phải tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục VIb Nghị định này trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành.

– Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm.

Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) này.

– Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện.

Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp. Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa.

– Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 05 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

– Hồ sơ nộp Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng gồm những gì?

Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng hiện nay khi chuẩn bị cần có những loại biểu mẫu, giấy tờ theo quy định. Các mẫu này cần được điền thông tin cần thiết để nộp được hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng và dùng để nộp khi cần hoặc lưu trữ lại tùy vào tình huống trong thực tiễn.

Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng

Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình được quy định tại Phụ lục VIB ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:

Hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng

1. Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng và Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có).

2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

3. Nhiệm vụ thiết kế, các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở.

4. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư (nếu có).

5. Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: thỏa thuận quy hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sử dụng hoặc đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; đánh giá tác động môi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an toàn cho các công trình lân cận) và các văn bản khác có liên quan.

6. Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất.

7. Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

8. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu và hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.

9. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu theo quy định.

10. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng.

Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình

1. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình.

2. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.

3. Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng; quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình kèm theo: hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật.

4. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

5. Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.

Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

1. Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

2. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).

3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.

4. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

5. Các kết quả quan trắc (nếu có), đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công.

6. Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.

7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).

8. Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình.

9. Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có); quy trình bảo trì công trình.

10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:

– Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;

– An toàn phòng cháy, chữa cháy;

– An toàn môi trường;

– An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;

– Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);

– Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;

– Văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng, quản lý phát triển đô thị về việc hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan của dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được thẩm định, phê duyệt;

– Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng gồm những gì?

Vai trò của hồ sơ hoàn công công trình hiện nay là như thế nào?

Khi một công trình được thưc hiện thì việc hoàn công được xem là bước cuối cùng ghi nhận kết quả của quá trình thi hành công trình đó. Hồ sơ hoàn công hiện nay khác nhau đối với các công trình khác nhau. Ngoài ra, vai trò của hồ sơ hoàn công công trình hiện nay là:

Sau khi hoàn tất quá trình xây dựng thì hoàn công là thủ tục cuối cùng hợp thức hóa công trình xây dựng về mặt pháp lý. Do đó, hoàn công bước vô cùng quan trọng sau khi hoàn thành dự án. Hồ sơ hoàn công có vài trò quan trọng như sau:

  1. Là cơ sở để thanh/quyết toán phục vụ công tác kiểm toán, thanh tra công trình.
  2. Phục vụ công tác nghiệm thu các giai đoạn, hạng mục hoàn thành của công trình.
  3. Giúp cơ quan quản lý trực tiếp công trình nắm được đầy đủ cấu tạo, thực trạng công trình nhằm khai thác hiệu quả và có các biện pháp tu sửa, cải tạo để duy trì tuổi thọ sử dụng công trình.
  4. Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình.
  5. Giúp các cơ quan, quản lý dễ dàng tìm lại nghiên cứu.

Quy trình các bước làm hồ sơ hoàn công thế nào

Để có thể chuẩn bị được hồ sơ hoàn công một cách tốt nhất. Chúng tôi xin tư vấn đến bạn về quy trình các bước làm hồ sơ hoàn công hiện nay một cách chi tiết. Về cơ bản chúng tôi phân chia quy trình này thành 04 bước cơ bản, mỗi bước trong đó có các công việc chi tiết như sau:

Bước 1: Xác định điều kiện hoàn công

Hoàn công nhà là bước bắt buộc trong quy trình xây dựng thi công các công trình lớn nhỏ thuộc trường hợp phải xin phép xây dựng. Đồng nghĩa vơi việc bạn sẽ không phải làm thủ tục hoàn công nếu căn nhà của bạn không bắt buộc phải xin cấp phép xây dựng trước khi tiến hành thi công.

Bước 2: Xác định hiện trạng công trình để hoàn công

Sau khi hoàn tất công đoạn thi công, đơn vị thi công sẽ có trách nhiệm dọn dẹp công trình, chuẩn bị tài liệu nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 4: Nộp hồ sơ hoàn công

Sau khi hoàn thiện hồ sơ hoàn công bạn cần phải nộp chung cho cơ quan chức năng có thẩm quyền sau:

  • Nộp cho Sở Xây dựng: Nếu công trình hoàn thiện là công trình cấp đặc biệt, cấp 1 như: di tích lịch sử, công trình tôn giáo, công trình du lịch, tượng đài,…
  • Nộp cho UBND quận/huyện/xã: Nếu công trình hoàn thiện là nhà ở riêng lẻ hoặc tư nhân.
  • Nộp cho Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng khu đô thị mới: Nếu công trình hoàn thiện là công trình xây mới, công trình cải tạo hoặc khu công nghiệp cần phải xin giấy phép trong phạm vi ranh giới của khu vực đó.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng gồm những gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như Mức bồi thường thu hồi đất…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ hoàn công bắt buộc có những loại giấy tờ nào?

Theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD (30/10/2015) quy định về về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ thì giấy tờ hoàn công sẽ bao gồm 4 loại cơ bản sau:
Giấy phép xây dựng
Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công xây dựng
Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng

Thời gian làm thủ tục hoàn công nhà ở mất bao lâu?

Hiện nay, thời gian hoàn công công trình vẫn chưa có một mốc rõ ràng và cụ thể. Thông thường, từ lúc nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, cấp giấy chứng nhận mới mất khoảng 2 tháng. Thời gian này chưa tính đến việc chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật cũng như khác nhau vào việc giải quyết của từng địa phương.

Chi phí hoàn công hiện nay là bao nhiêu?

– Dưới 100m2 sàn: 15.000.000 VNĐ
– Từ 100m2 – dưới 200m2: 18.000.000 VNĐ
– Từ 200m2 – dưới 300m2: 25.000.000 VNĐ
– Từ 300m2 – dưới 400m2: 29.000.000 VNĐ
– Từ 400m2 – 500m2: 32.000.000 VNĐ
– Từ 500m2 trở lên: Báo giá riêng theo từng quy mô công trình.