Bố mất mẹ có quyền cho con đất không?

29/06/2023 | 15:28 20 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay quy định về quyền tặng cho đất ra sao? Bố tôi năm nay đã hơn 80 tuổi. Bố tôi muốn tặng cho vợ chồng tôi mảnh đất vườn sau nhà để vợ chồng tôi canh tác và trông nom. Các anh chị của tôi đã có việc kinh doanh riêng rồi nên tôi quản lý là chủ yếu. Hiện nay bố tôi vừa mới mất không lâu lắm. Không biết Bố mất mẹ có quyền cho con đất không? Hiện nay bố mất thì mẹ cho đất cho con bằng văn bản được không? Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất sẽ có những nội dung gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn luật đất đai của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:

Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hiện nay thế nào?

Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế gồm có giấy tờ:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng tử của bố;

– Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ (nếu có);

– Sổ hộ khẩu; chứng minh nhân sân của những người thừa kế;

– Giấy khai sinh của con được chuyển nhượng và các anh chị em.

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản. Trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế.

Sau khi công chứng văn bản thừa kế, cần thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

Bố mất mẹ có quyền cho con đất không?

Hiện nay thông thường giữa bố và mẹ thì sẽ có người mất trước. Vậy trong trường hợp này thì người còn lại có được quyền định đoạt tài sản hay tặng cho tài sản, đất đai được không? Bố mất mẹ có quyền cho con đất không? Nội dung trên được quy định như sau:

Giả sử trong trường hợp mảnh đất là tài sản chung của bố mẹ. Thì khi bố mất một phần thửa đất sẽ được coi là di sản của bố, phần còn lại là tài sản thuộc về mẹ. Điều này được quy định tại  Điều 66 Luật hôn nhân và gia định 2014:

“Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế….”

Như vậy, theo quy định trên bố mất không để lại di chúc thì phần di sản của bố sẽ được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế. Cụ thể là theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015.

Bố mất thì mẹ được quyền tự quyết tài sản không?

Câu hỏi Bố mất mẹ có quyền cho con đất không được nhiều người quan tâm. Tài sản chung của vợ chồng thông thường sẽ do cả 2 thỏa thuận và thống nhất với nhau. Vậy đối với trường hợp Bố mất thì mẹ được quyền tự quyết tài sản không? Nội dung trên được quy định như sau:

Tài sản thuộc sở hữu của mẹ bạn (như đã phân tích ở trên) thì mẹ bạn có toàn quyền quyết định, quyền sở hữu tài sản được nhà nước Việt Nam công nhận, bảo hộ.

Thủ tục phân chia tài sản được tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự như sau:
Thời điểm bố bạn mất là thời điểm mở thừa kế. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế những người được thừa kế họp mặt để thỏa thuận các việc: cử người quản lý di sản, phân chia di sản, xác định quyền và nghĩa vụ của những người được hưởng thừa di sản và cách thức phân chia di sản. Những thỏa thuận này được lập thành văn băn (điều 681 Bộ luật dân sự). Tài sản của bố bạn để lại được chia đều cho vợ và các con sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, ví dụ như: chi phí dành cho việc mai tang, tiền cấp dưỡng còn thiếu, tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ, tiền công lao động, tiền bồi thường thiệt hại, thuế và các khoản nợ khác đối với nhà nước, tiền phạt, các khoản nợ khác…

Bố mất mẹ có quyền cho con đất không?

Điều kiện để thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất như thế nào?

Hiện nay để có thể tặng cho quyền sử dụng đất cần đáp ứng đủ các điều kiện do luật định. Câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất lúc này chính là Bố mất thì mẹ được quyền tự quyết tài sản không? Điều kiện để thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất ra sao? Căn cứ vào Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

  1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
    a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
    b) Đất không có tranh chấp;
    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
    d) Trong thời hạn sử dụng đất.
  2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
  3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
    Như vậy, điều kiện để thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.
  • Có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và Điều 194 Luật Đất đai 2013.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Bố mất mẹ có quyền cho con đất không?” đã được Luật sư tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về muốn tách sổ đỏ… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Có cần phải công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

Khi tặng cho đất thì cần lưu ý những nội dung gì?

+ Khi tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác phải đảm bảo đây là những trường hợp pháp luật cho phép tặng cho. 
+ Trong trường hợp đất tặng cho là đất trồng lúa cần lưu ý bên nhận tặng cho phải là cá nhân hoặc hộ gia đình có trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp. 
+ Đối với đất ở hay đất nông nghiệp nằm trong phạm vi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (phân khu bảo vệ, phục hồi sinh thái) chỉ được tặng cho cho người sinh sống trong khu vực này. 

Hai bên thực hiện giao kết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thế nào?

Đối với đất đai là tài sản đặc thù và bắt buộc phải đăng kí quyền sở hữu, do đó hợp đồng tặng cho được kí kết trong trường hợp này bắt buộc phải đảm bảo các điều kiện về nội dung và hình thức theo đúng quy định của pháp luật:
– Về vấn đề nội dung, hợp đồng tặng cho phải đảm bảo bên tặng cho phải là người được ghi nhận với tài sản này, các bên giao kết phải có năng lực hành vi dân sự khi thực hiện giao kết hợp đồng. 
– Về mặt hình thức, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng tại Văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã (Theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai năm 2013)