Việc bảo trì công trình xây dựng là một việc làm quan trọng với ý nghĩa bảo đảm sự duy trì an toàn và làm việc bình thường của công trình xây dựng. Hoạt động bảo trì công trình xây dựng hiện nay diễn ra rất phổ biến và thường xuyên nhưng không phải cá nhân hay nhà thầu nào cũng sẽ thực hiện và hiểu quy định về quy trình bảo trì công trình xây dựng này. Để bạn đọc hiểu hơn quy định về vấn đề này, Tư vấn luật đất đai mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết Mẫu quy trình vận hành, bảo trì công trình xây dựng mới năm 2023 dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về công trình xây dựng
Công trình xây dựng là một hoạt động vật lý và kỹ thuật nhằm tạo ra các cơ sở hạ tầng, công trình dân dụng, công trình công nghiệp và các công trình khác. Nó bao gồm các công việc thiết kế, lập kế hoạch, thẩm định, chuẩn bị đất đai, mua sắm vật liệu và thiết bị, xây dựng, lắp đặt, hoàn thiện và bàn giao công trình.
Các công trình xây dựng có thể bao gồm các loại công trình như:
– Các công trình hạ tầng như đường, cầu, đê điều, kênh đào, đập thủy điện, nhà máy xử lý nước, nhà máy điện,…
– Các công trình dân dụng như nhà ở, khách sạn, căn hộ, trường học, bệnh viện, nhà thờ, chùa,…
– Các công trình công nghiệp như nhà máy sản xuất, nhà kho, nhà xưởng, nhà văn phòng, trung tâm thương mại,…
– Các công trình khác như các công trình công cộng, công viên, khu du lịch, sân vận động, sân bay,…
Công trình xây dựng là một hoạt động quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân.
Bảo trì công trình xây dựng là gì?
Bảo trì công trình xây dựng là một trong những khâu quan trọng và là khâu cuối cùng trong quá trình thi công. Quá trình này cần được thực hiện và xem xét kỹ lưỡng bởi đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm.
Theo quy định tại khoản 13 điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, bảo trì xây dựng được định nghĩa:
“13. Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.”
Việc bảo trì công trình xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 126 Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020:
– Về yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
+ Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì;
+ Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình vao sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;
+ Việc bảo trì công trình phải bảo đảm an toàn con người, tài sản, công trình.
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình.
– Việc bảo trì công trình xây dựng, thiết bị công trình phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt.
– Công trình có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật, công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành, sử dụng.
Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng
Điều 126 Luật xây dựng 2014 sửa đổi 2020 quy định yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
– Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng phải được bảo trì;
– Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa công trình, hạng mục công trình xây dựng vào sử dụng; phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;
– Việc bảo trì phải bảo đảm an toàn đối với con người, tài sản và công trình.
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình.
– Việc bảo trì công trình xây dựng, thiết bị công trình phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt.
Mẫu quy trình vận hành bảo trì công trình xây dựng mới năm 2023
Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT quy định về quy trình bảo trì công trình xây dựng như sau:
– Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
- Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;
- Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
- Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;
- Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;
- Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;
- Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;
- Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;
- Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
- Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;
- Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;
- Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
– Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng:
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
- Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
- Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;
- Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 47 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.
– Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình.
– Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này.
– Trường hợp có tiêu chuẩn về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.
– Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng:
- Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
- Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
- Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện;
- Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi;
- Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm phê duyệt những nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu quy trình vận hành, bảo trì công trình xây dựng mới năm 2023” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp:
Quản lý chất lượng trong công tác bảo trì công trình theo các quy định sau:
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, chủ đầu tư dự án bảo trì công trình đường bộ, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo trì công trình đường bộ chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công tác bảo trì theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc quản lý chất lượng công tác bảo dưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, khai thác sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo dưỡng công trình và quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về giám sát, nghiệm thu khối lượng và chất lượng thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ;
Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này.
Để vận hành việc bảo trì công trình xây dựng sẽ theo quy trình gồm các việc như sau:
Kiểm tra
Quan trắc
Kiểm định chất lượng
Bảo dưỡng và sửa chữa công trình
Bổ sung, thay thế các hạng mục, thiết bị được lắp đặt trong công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn. (không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình)