Đất hộ gia đình có làm di chúc được không?

01/04/2023 | 10:14 529 lượt xem Anh Thơ

Ngày trước việc cấp đất cho hộ gia đình là một việc khá là phổ biến. Và bố mẹ tôi cũng thuộc một trong những đối tượng được Nhà nước cấp một mảnh đất dành cho hộ gia đình. Nay bố mẹ tôi cũng đã tuổi cao sức yếu nên mong muốn sẽ lập sẵn một bản di chúc. Trong bản di chúc bố mẹ tôi muốn chia mảnh đất hộ gia đình này cho hai anh em chúng tôi mỗi người một nửa mảnh đất này. Tuy nhiên thì chúng tôi không được học nhiều như những người khác để tự biết cách tìm hiểu pháp luật về trường hợp của gia đình mình. Cho nên việc bố mẹ tôi lập di chúc rất khó khăn và không biết mảnh đất hộ gia đình này của gia đình tôi có thể làm di chúc được hay không? Rất mong mọi người giúp đỡ gia đình tôi. Để trả lời cho thắc mắc trên của bạn mời quý bạn đọc cùng Tư vấn Luật Đất Đai tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Đất hộ gia đình có làm di chúc được không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Quy định về đất cấp cho hộ gia đình

Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định Hộ gia đình sử dụng đất là:

Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình,
Đang sống chung;
Có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, đất được cấp cho hộ gia đình thì thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Về nguyên tắc chỉ có những người có tên trong hộ gia đình tại thời điểm thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới có quyền lợi liên quan. Khi quyền sử dụng đất là quyền chung của cả hộ gia đình thì khi đó những thành viên trong hộ sẽ có quyền lợi ngang nhau đối với quyền sử dụng đất

Đất hộ gia đình có làm di chúc được không?

Việc Nhà nước cấp sổ đỏ/Giấy chứng nhận cho hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất là việc hộ gia đình thỏa mãn các điều kiện được quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

– Hộ gia đình chung quyền sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), huyết thống (cha mẹ con..), nuôi dưỡng (con nuôi, cha mẹ nuôi hợp pháp) theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung;

– Hộ gia đình này có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.Thông thường, căn cứ để xác định những thành viên nào của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất là hồ sơ pháp lý của việc cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình tại thời điểm được Nhà nước giao đất/cho thuê đất/công nhận quyền sử dụng đất/nhận chuyển quyền sử dụng đất. Một số tài liệu thường được sử dụng để làm căn cứ bao gồm: Sổ hộ khẩu; Quyết định giao đất; Quyết định công nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Đơn đề nghị, đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

Căn cứ quy định nêu trên và với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tạm thời nhận định rằng bố mẹ bạn là một trong những thành viên có chung quyền sử dụng đất với các thành viên khác trong hộ gia đình bạn tại thời điểm được Nhà nước giao đất/cho thuê đất/công nhận quyền sử dụng đất/nhận chuyển quyền sử dụng đất. Vì thế cho nên, đây là một trong những tài sản hợp pháp của bố mẹ bạn.

Thêm vào đó, căn cứ khoản 1 Điều 625 Bộ luật Dân sự, người thành niên trong trạng thái tinh thần minh mẫn, tỉnh táo, sáng suốt, không chịu sự đe dọa, lừa dối, cưỡng ép từ bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khác có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình. 

Từ các quy định pháp luật nêu trên, suy ra, bố mẹ bạn có quyền lập di chúc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất của mình trong khối tài sản chung là quyền sử dụng thửa đất được cấp cho hộ gia đình bạn. Bố mẹ bạn có thể lập di chúc bằng các hình thức như: Di chúc miệng hoặc di chúc bằng văn bản. Để di chúc bố mẹ bạn lập hợp pháp thì di chúc này phải đảm bảo các điều kiện như nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc phải tuân thủ các điều kiện luật định…(quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015).

Thủ tục chuyển sổ đỏ từ hộ gia đình sang cá nhân thế nào?

Đất hộ gia đình có làm di chúc được không?

Người nhận thừa kế theo di chúc muốn nhận di sản thừa kế thì cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo trình tự luật định. Căn cứ văn bản khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật, người nhận thừa kế theo di chúc được tiến hành thủ tục sang tên/biến động quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cụ thể, các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế

Người nhận tài sản thừa kế theo di chúc đề nghị lập văn bản khai nhận di sản thừa kế tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc văn phòng công chứng/phòng công chứng có trụ sở trong phạm vi tỉnh nơi có đất.
Hồ sơ người nhận tài sản thừa kế cần chuẩn bị gồm:

-Giấy chứng tử của người lập di chúc;

-Sổ đỏ đã được cấp;

-Giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi ở của người nhận tài sản của người nhận di sản;

-Giấy tờ chứng minh quan hệ với người lập di chúc như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn,…;

-Giấy tờ hợp pháp khác theo đề nghị của công chứng viên;

Lúc này, những người nhận di sản thừa kế cũng cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi ở, giấy tờ chứng minh quan hệ của mình với người lập di chúc để thực hiện việc nhận di sản thừa kế cùng với những người nhận di sản thừa kế theo di chúc.

Bước 2: Văn phòng công chứng/phòng công chứng/Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc sau đây

-Niêm yết văn bản thông báo về việc thụ lý yêu cầu công chứng/chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lập di chúc thường trú cuối cùng trước khi chết và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Thời hạn niêm yết là 15 ngày;

-Sau thời gian niêm yết mà không có khiếu nại, khiếu kiện thì công chứng viên/người có thẩm quyền chứng thực tiến hành công chứng/chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế cho người yêu cầu;

Bước 3: Trả kết quả

Người yêu cầu công chứng/chứng thực nhận kết quả là văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng/chứng thực theo quy định pháp luật.

Người nhận tài sản thừa kế thực hiện đăng ký biến động/sang tên tại cơ quan có thẩm quyền sau khi đã nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng/chứng thực theo quy định.

Hiệu lực của di chúc là đất cấp cho hộ gia đình

Khi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi hộ gia đình thì quyền sử dụng đất sẽ là của tất cả các thành viên có tên trong hộ khẩu thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, đất này không phải tài sản của riêng ai trong gia đình mà là tài sản chung, mỗi người sẽ được chia đều cho số người có tên trong giấy chứng nhận.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Một di chúc muốn có hiệu lực thì cần phải đảm bảo hai yếu tố đó là về hình thức và về nội dung.

Về hình thức:

Di chúc có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chỉ lập di chúc miệng khi không thể lập di chúc bằng văn bản.
Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
Trường hợp di sản thừa kế là đất đai thì di chúc cần được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tăng tính pháp lý.
Về nội dung: Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, phân chia di sản thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế…

Vì cha/mẹ của bạn chỉ là một trong những chủ sở hữu hợp pháp trong đất chung của hộ gia đình nên trường hợp này, cha/mẹ chỉ có thể để lại di chúc đối với một phần đất mà mình có quyền trong đất của hộ gia đình.

Vậy nội dung di chúc này chỉ có hiệu lực một phần đối với phần đất của họ trong hộ gia đình mà họ có quyền định đoạt, phần không phải tài sản của họ thì họ không được để lại di chúc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đất hộ gia đình có làm di chúc được không?”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý mẫu đơn xin tách sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đất của hộ gia đình chia thừa kế như thế nào?

Để chia thừa kế đất của hộ gia đình thì phải xác định quyền của người để lại di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Để xác định được phần quyền của người để lại di sản trong khối tài sản chung thì phải thực hiện tách thửa. Và có hai trường hợp xảy ra:
–  Trường hợp đủ điều kiện tách thửa và các thành viên trong hộ gia đình thống nhất tách thửa.
– Trường hợp đất hộ gia đình không đủ điều kiện để tách thửa hoặc các thành viên không thống nhất về việc tách thửa. 

Con cái trong hộ gia đình có được yêu cầu chia đất cấp cho hộ gia đình?

Các thành viên trong gia đình đều có chung quyền sử dụng đất đối với đất cấp cho hộ gia đình. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp con cái khi yêu cầu chia đất đều đủ điều kiện tách thửa, nhất là điều kiện về diện tích tối thiểu khi tách thửa.
Con cái có được yêu cầu chia đất cấp cho hộ gia đình khi đáp ứng điều kiện sau:
-Có chung quyền sử dụng đất với bố mẹ;
-Thửa đất phải đủ điều kiện tách thửa (lưu ý về diện tích tách thửa đất) khi yêu cầu chia 01 phần thửa đất để đứng tên mình.

Có được chia thừa kế với đất của hộ gia đình không?

Các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất nếu đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất, hoặc cùng nhau đóng góp, tạo lập để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho, thừa kế chung..
Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình thì tất cả các thành viên trong gia đình có các quyền ngang nhau đối với mảnh đất đó.