Bản án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất năm 2023

27/03/2023 | 09:51 189 lượt xem Bảo Nhi

Đã có những vụ việc tranh chấp đất đai ngày càng nhiều, đặc biệt đây là vấn đề tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất. Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển giao tài sản quyền sử dụng đất từ người đã mất sang con cháu của họ. Những vấn đề xoay quanh việc thừa kế là vô cùng phức tạp dẫn đến việc xảy ra rất nhiều tranh chấp. Dưới đây là một bản án cụ thể về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Bản án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về quyền sử dụng đất:

Người sử dụng đất có các quyền:

1) Quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

2) Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

3) Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

4) Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;

5) Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;

6) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất… theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế đất đai

Để khởi kiện tranh chấp về thừa kế đất đai, cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Các giấy tờ nhân thân của người khởi kiện chứng minh quan hệ đối với người để lại di sản như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Di chúc (đối với trường hợp có di chúc hợp pháp) hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nếu không có di chúc (nếu có);
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng tặng cho, Hợp đồng thế chấp tại Ngân hàng (nếu có);
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (nếu có), Tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).

Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai

Khi xảy ra tranh chấp về thừa kế đất đai, các bên tranh chấp có quyền gửi đơn khởi kiện luôn đến Tòa án nhân dân theo quy định.

Bước 1: Nộp bộ hồ sơ khởi kiện đã chuẩn bị

  • Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Sau đó, người khởi kiện có thể bổ sung hoặc giao nộp bổ sung thêm các tài liệu, chứng cứ còn thiếu theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
  • Chuẩn bị đầy đủ và nộp đơn khởi kiện (bộ hồ sơ) tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  • Hình thức nộp đơn

Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn khởi kiện theo một trong các phương thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

– Gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo đường dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Bước 2: Tòa án tiếp nhận và thụ lý vụ án

Thẩm phán dự tính tiền tạm ứng án phí phải nộp, ghi vào giấy báo và bàn giao cho người khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự (xem trong giấy báo), sau khi nộp xong thì nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Sau khi nhận được biên lai, Thẩm phán thụ lý vụ án và ghi vào sổ thụ lý.

Trường hợp được miễn án phí theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, Tòa án sẽ thụ lý ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện nếu có đủ điều kiện.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm không quá 04 tháng, đối với vụ án phức tạp được gia hạn thêm không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Bước 4: Xét xử sơ thẩm
Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện xét xử sơ thẩm và ra bản án.

Bước 5: Thi hành án

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án nếu không có kháng cáo, kháng nghị, bản án sơ thẩm sẽ được thi hành án (Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Bước 6: Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).

Nếu trong 15 ngày kể từ ngày tuyên án, một trong các bên đương sự có yêu cầu kháng cáo, Viện kiểm sát có yêu cấu kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu.

Bản án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Bản án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất năm 2023
Bản án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất năm 2023

Bản án 93/DS-PT ngày 08/04/2019 về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Lệ phí giải quyết tranh chấp đất đai

Án phí tranh chấp đất đai được xác định theo quy định tại (tiểu mục 1.1; 1.3 mục 1 và tiểu mục 2.1 mục 2 phần I Danh Mục Án Phí Tòa Án Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016) được tính như sau:

Trường hợp không yêu cầu xác định giá trị tài sản mà chỉ yêu cầu xem xét quyền sở hữu mảnh đất thì mức án phí đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch là 300.000 đồng.

Trong trường hợp có yêu cầu Tòa án xác định giá trị tài sản thì mức án phí được xác định như sau:

  • Từ 6.000.000 đồng trở xuống thì mức án phí phải nộp cho Tòa là 300.000 đồng
  • Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp
  • Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng mức án phí là 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
  • Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
  • Tài sản có giá trị từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng thì mức án phí phải nộp là 72.000.000.000.000 đồng thì mức án phí là 112.000.000 đồng + 0.1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện tương tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khác theo quy định tại (Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai 2013).

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Tư vấn đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Bản án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đổi tên sổ đỏ … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Giải quyết đất là di sản để lại không còn hoặc nằm trong diện quy hoạch như thế nào?

Thứ nhất, đối với diện tích đất là di sản thừa kế nằm trong diện quy hoạch, người nhận thừa kế vẫn được tiếp tục thực hiện quyền thừa kế của mình theo quy định tại Điều 49 Luật Đất đai 2013.
Thứ hai, vào thời điểm mở thừa kế, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn thì:
Nếu thừa kế theo di chúc thì di chúc không có hiệu lực (Khoản 3 Điều 643 BLDS)
Nếu người chết không để lại di chúc thì không tiến hành phân chia di sản thừa kế.

Cần phải có điều kiện gì để nhận thừa kế quyền sử dụng đất?

Để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, người nhận thừa kế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Cụ thể:
Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.
Lưu ý:
Việc thừa kế phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức không tiến hành đăng ký đất đai và hiển nhiên cũng sẽ không được đăng ký vào sổ địa chính. Lúc này, việc thừa kế chưa phát sinh hiệu lực dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình sử dụng đất và phát sinh tranh chấp.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, đồng nghĩa với không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được nhận thừa kế về giá trị quyền sử dụng đất.