Bán đất chung sổ đỏ nhưng người mua chung không đồng ý phải làm sao?

25/06/2022 | 17:17 20 lượt xem Thanh Loan

Việc mua bán hiện nay diễn ra rất phổ biết và thủ tục cũng đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào muốn bán đất cũng diễn ra thuận lợi như việc bán đất chung sở hữu với người khác. Nhiều nguòi rơi vào tình huống này mà không biết xử lý như thế nào. Việc bán đất chung sổ đỏ nhưng người mua chung không đồng ý phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc các bán đất chung sổ đỏ.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT

Mua chung đất Sổ đỏ đứng tên ai?

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) phải ghi đầy đủ tên của những người đó.

Ngoài ra, nếu các chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện (vẫn ghi thông tin tên của những người có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).

Bán đất chung sổ đỏ nhưng người mua chung không đồng ý phải làm sao?
Bán đất chung sổ đỏ nhưng người mua chung không đồng ý phải làm sao?

Bán đất chung sổ đỏ nhưng người mua chung không đồng ý phải làm sao?

Về nguyên tắc khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất chung thì phải được sự đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực của tất cả những người có chung quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, trên thực tế khi muốn chuyển nhượng nhưng một hoặc một số người không đồng ý thì phải tách thửa để chuyển nhượng phần đất của mình. Nội dung này được quy định rõ tại điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 như sau:

“b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.

Như vậy, trong trường hợp này phải có đủ điều kiện tách thửa thì mới chuyển nhượng được phần đất của mình.

Có được phép tách thửa khi đứng tên chung?

Mua chung có được phép tách thửa không?

Trường hợp nhiều người cùng góp tiền mua chung thửa đất về bản chất là “sở hữu chung theo phần” nên sẽ xác định được diện tích của các bên theo số tiền mà các bên đã góp hoặc theo sự thỏa thuận của các bên.

Nhiều người mua chung thửa đất nhưng khi có nhu cầu tách thửa thì được phép tách thửa nếu đáp ứng đủ điều kiện.

Trường hợp đồng sở hữu không đồng ý bán thì làm như thế nào?

Về nguyên tắc khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất chung thì phải được sự đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực của tất cả những người có chung quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, trên thực tế khi muốn chuyển nhượng nhưng một hoặc một số người không đồng ý thì phải tách thửa để chuyển nhượng phần đất của mình. Nội dung này được quy định rõ tại điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 như sau:

Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.

Như vậy, trong trường hợp này phải có đủ điều kiện tách thửa thì mới chuyển nhượng được phần đất của mình. 

Trường hợp không đủ diện tích tách thửa thì Bộ luật Dân sự có quy định như sau:

Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Điều 218. Định đoạt tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung”.

Vậy trong trường hợp của bạn, bạn cần phải gửi thông báo về việc bán tài sản, nội dung thông báo thể hiện việc bạn định bán phần đất của mình với giá bao nhiêu, phương thức và thời hạn thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên… trước ít nhất 03 tháng tính đến ngày bạn bán cho người khác.

Nếu sau khi bạn thông báo 2 người còn lại không có nhu cầu mua phần đất của bạn thì bạn soạn sẵn văn bản từ chối mua tài sản với nội dung những người này từ chối mua phần đất này và đồng ý để bạn bán cho người khác, nhờ những đồng sở hữu này ký. Nếu bạn đề nghị nhưng họ không ký thì sau 3 tháng mà 2 người này không có văn bản trả lời thì bạn có quyền bán cho người khác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bán đất chung sổ đỏ nhưng người mua chung không đồng ý phải làm sao?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Ai sẽ giữ Sổ đỏ khi mua chung đất?

Căn cứ khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013, khi những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất không có yêu cầu cho một người đại diện giữ Giấy chứng nhận thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận.
Trường hợp những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất có thỏa thuận bằng văn bản cấp 01 Giấy chứng nhận cho người đại diện thì Giấy chứng nhận sẽ được cấp cho người đại diện đó.

Mua chung đất Sổ đỏ sẽ ghi thế nào?

Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, căn cứ vào việc những người góp tiền cùng nhận chuyển nhượng có hay không có thỏa thuận về việc ghi và cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện mà cách thể hiện trên Giấy chứng nhận cũng được chia thành 02 trường hợp khác nhau, cụ thể:
Trường hợp 1: Không có thỏa thuận cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện
Tại trang 1 của Giấy chứng nhận ghi đầy đủ thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (ghi “Ông” hoặc “Bà” rồi ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú); tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất .
Trường hợp 2: Có thỏa thuận cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện
Trường hợp những người có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có thỏa thuận bằng văn bản cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện thì được ghi như sau:
Trang 1 Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện (ghi “Ông” hoặc “Bà” rồi ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú), dòng tiếp theo sẽ ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) 

Việc mua, bán phải thực hiện như thế nào khi đất chung sổ đỏ?

Trong trường hợp muốn chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng toàn bộ phần đất sở hữu chung, tất cả đồng chủ sở hữu quyền sử dụng phần đất phải thống nhất đồng ý bằng văn bản (Điều 218 BLDS 2015 và Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)
Nếu không có sự đồng ý của những đồng chủ sở hữu khác, bạn chỉ có thể bỏ tiền ra mua lại phần đất của từng người và làm thủ tục gộp sổ (tức đăng ký sổ mới chỉ ghi tên mình bạn).
Ngoài 2 trường hợp này, bạn chỉ được toàn quyền định đoạt phần đất của mình bằng cách tách thửa, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013:
“b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”