Đất vượt hạn mức là gì theo quy định năm 2023?

04/03/2023 | 09:31 226 lượt xem Hương Giang

Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do cơ quan nhà nước đứng ra đại diện quản lý. Nhằm cân bằng lợi ích giữa các chủ sở hữu nhà đất, nhà nước đã quy định hạn mức đất mà người dân được phép sử dụng. Mặc dù thuật ngữ “hạn mức” được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, đất vượt hạn mức là gì? Đất vượt hạn mức có được bồi thường khi thu hồi không? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định hạn mức sử dụng đất? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Đất vượt hạn mức là gì?

Luật Đất đại 2013 không có khái niệm thế nào là hạn mức đất, Luật Đất đai 2013 chỉ quy định cụ thể hạn mức đất mà người sử dụng được sử dụng, hưởng các quyền lợi và có nghĩa vụ tương ứng.

Nếu diện tích đất lớn hơn hạn mức thì sẽ chỉ được công nhận diện tích đất bằng hạn mức. Nếu diện tích đất nhỏ hơn hạn mức thì sẽ được công nhận toàn bộ diện tích kể cả khi nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa nếu đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Do đó, chúng ta có thể hiểu, hạn mức đất là diện tích tối đa mà người dân có thể sử dụng, họ được hưởng các quyền lợi trên diện tích đát này và có nghĩa vụ tương ứng theo quy định. Ngoài diện tích sử dụng được cho phép, người sử dụng đất sẽ không có quyền lợi và nghĩa vụ gì. Khi vi phạm quy định này thì người sử dụng đất có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Vậy Đất vượt hạn mức là gì?

Theo đó, đất vượt hạn mức là đất vượt quá diện tích tối đa mà người dân có thể sử dụng. Đối với trường hợp vượt quá hạn mức sử dụng đất, người sử dụng đất vẫn được tiếp tục sử dụng phần vượt này, nhưng thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6, Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Quy định về hạn mức đất hiện nay như thế nào?

Hạn mức đất ở hiện nay gồm có 02 loại hạn mức đó là hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất.

Hạn mức công nhận đất ở

Luật đất đai hiện nay mới chỉ quy định cách xác định diện tích đất ở đối với thửa đất có vườn, ao như sau: Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/07/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình.

Hạn mức giao đất ở

Đối với đất ở tại địa phương: căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

Đối với đất ở tại đô thị: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

Cơ quan nào có thẩm quyền quy định hạn mức sử dụng đất?

  • Đối với việc quy định hạn mức sử dụng đất ở thì Luật Đất đai 2013 có quy định chủ thể có thẩm quyền này. Điều 143, Điều 144 Luật Đất Đai 2013 quy định về thẩm quyền quy định hạn mức đất như sau:
  • Đối với đất ở tại nông thôn: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền quy định hạn mức đất giao cho hộ gia đình và cá nhân để xây dựng nhà ở; diện tích được tách thửa phù hợp vưới điều kiện ở mỗi địa phương.
  • Đối với đất ở tại dô thị: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định hạn mức đất ở cho mỗi cá nhân, hộ gia đình dựa theo quy hoạch sử dụng đẩt, quy hoạch xây đô thị và quỹ đất ở tỉnh đó. Cá nhân, hộ gia đình xây dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.  Ngoài những chủ thể này thì các cơ quan khác như Chính phủ cũng có thẩm quyền trong quản lý đất đai.

Đất vượt hạn mức có được bồi thường khi thu hồi không?

Tại Điều 77 Luật Đất đai 2013 quy định:

Điều 77. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

Đất vượt hạn mức là gì
Đất vượt hạn mức là gì
  1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;

b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

  1. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.

Như vậy, Khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì sẽ được bồi thường diện tích trong hạn mức và do thừa kế. Nếu vượt hạn mức thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại. Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra còn trường hợp bồi thường đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có hoặc không đủ điều kiện cấp giấy thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định.

Chuyển mục đích sử dụng đất vượt hạn mức như thế nào?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2013 quy định có nói đến việc Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong đó có nhắc đến việc: Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật này (hạn mức giao đất nông nghiệp)

Và theo quy định tại khoản 8 Điều 210 quy định như sau: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành thì phải chuyển sang thuê đất theo quy định của Luật Đất đai.

Như vậy khi phát hiện đất vượt hạn mức thì không thể chuyển mục đích sử dụng đất ngay được mà phải chuyển sang hình thức thuê đất của nhà nước trước, sau đó mới được chuyển sang hình thức chuyển mục đích sử dụng đất sau.

Theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về việc cho thuê đất vượt hạn mức sử dụng như sau:

  • Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 44 mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.
  • Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất vượt hạn mức là gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tranh chấp thừa kế đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cần chuẩn bị giấy tờ gì để chuyển mục đích sử dụng đất vượt hạn mức?

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định hồ sơ bao gồm:
Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
Hợp đồng thuê đất đã lập;
Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định bị phạt như thế nào?

Theo quy định, hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 3-10 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 1-3 héc ta; phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 3-5 héc ta; phạt tiền từ 20-50 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức trên 5 héc ta.

Đất vượt hạn mức để được chuyển nhượng cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo Điều 188 Luật đất đai năm 2013, điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.