Đất đai là một tài nguyên có giá trị lớn, theo quy định của pháp luật nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện sở hữu và quản lý. Để việc quản lý đất đai hiệu quả, có sự phân quyền giữa các cơ quan chức năng thì nhà nước đã quy định nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp thu thuế sử dụng đất nông nghiệp để việc quản lý trở lên thuận tiện. Hiểu một cách đơn giản đây là thuế thu đối với cá nhân, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp hoặc được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp. Vậy chi tiết pháp luật quy định về thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì? Lịch sử hình thành chính sách thu thuế sử dụng đất nông nghiệp có từ khi nào? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013
- Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993
Thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì?
Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế thu vào việc sử dụng đất nông nghiệp hoặc việc được giao đất nông nghiệp vào sản xuất. Hiểu rõ nghĩa hơn, thì thuế chính là các Khoản thu nộp bắt buộc mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước, từ đó có thể hiểu thuế sử dụng đất nông nghiệp là những Khoản thu nộp bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi sử dụng đất nông nghiệp hoặc khi được giao đất nông nghiệp vào sản xuất.
Các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp bao gồm tổ chức, hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân sản xuất nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;…
Thuế sử dụng đất nông nghiệp có đặc điểm đó là chỉ thu vào việc sử dụng hoặc có quyền sử dụng đất, không thu vào hoa lợi trên đất vì vậy có tác dụng giảm nhẹ gánh nặng thuế cho người nộp thuế. Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế có tính xã hội cao có đối tượng nộp thuế chiếm diện tích lớn vì Việt Nam ta là nước nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp lớn. Và thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế được thu theo mùa vụ, được tính bằng thóc nhưng thu chủ yếu bằng tiền.
Lịch sử hình thành chính sách thu thuế sử dụng đất nông nghiệp
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, theo Sắc lệnh số 131/SL ngày 11 tháng 5 năm 1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Điều lệ thuế nông nghiệp được ban hành. Mặc dù pháp luật về thuế nông nghiệp được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng cho đến năm 1983 trước khi Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế nông nghiệp thì thuế nông nghiệp là thuế thu đối với hoa lợi của người sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế, chế độ thu này không khuyến khích người sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm đất và tăng năng suất lao động.
Năm 1983, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế nông nghiệp quy định thuế nông nghiệp là thứ thuế vừa mang đặc tính là thuế đất và thuế thu đối với hoa lợi của việc sử dụng đất nông nghiệp.
Để khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, thực hiện công bằng, hợp lí sự đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách nhà nước, Quốc hội Khóa IX, kì họp thứ 3 ngày 10/7/1993 thông qua Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Thuế sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam thực chất là thuế đất. Cơ sở để xác định đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp là hành vi sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp hoặc sự thụ hưởng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Thuế sử dụng đất nông nghiệp khác với thuế nông nghiệp áp dụng trước đó ở chỗ, Nhà nước thu thuế sử dụng đất nông nghiệp không phụ thuộc vào kết quả sử dụng đất của đối tượng nộp thuế. Ngay cả trường hợp tổ chức, cá nhân được giao đất sản xuất nông nghiệp nhưng không sử dụng thì vẫn phải nộp thuế cho Nhà nước.
Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.
Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp Nhà nước thu có sự phân biệt giữa đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu mỗi năm từ 1 đến 2 lần theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương.
Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp
Căn cứ tính thuế là những yếu tố cho phép xác định được số thuế các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Để xác định số lượng thuế sử dụng đất nông nghiệp mà hộ sử dụng đất nông nghiệp phải nộp, cần phải dựa vào ba yếu tố: diện tích đất, hạng đất và định suất thuế tính bằng ki lo gram thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp có diện tích đất nông nghiệp được sử dụng vượt quá hạn mức còn phải nộp thuế bổ sung. Phần thuế bổ sung được xác định dựa vào ba yếu tố: diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức, mức thuế ghi thu bình quân cho từng loại đất nông nghiệp và thuế suất (tính bằng tỉ lệ phần trăm trên mức thuế sử dụng đất nông nghiệp).
Như vậy, căn cử để xác định số thuế sử dụng đất nông nghiệp mà hộ nộp thuế phải nộp được pháp luật quy định có phân biệt trường hợp diện tích đất nông nghiệp sử dụng (hay được giao) nằm trong hạn mức với trường hợp diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức.
+ Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp áp dụng đối với phần diện tích đất trong hạn mức
Số thuế phải nộp tính cho phần diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức được xác định dựa vào ba yếu tố: diện tích đất, hạng đất và định suất thuế tính bằng ki lo gram thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.
+ Diện tích đất tính thuế
Diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính của Nhà nước hoặc diện tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Trường hợp địa phương chưa làm sổ địa chính hoặc chưa có kết quả đo đạc được xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì diện tích đất tính thuế là diện tích ghi trong tờ khai của từng hộ nộp thuế. Tuy nhiên, tờ khai diện tích đất sẽ phải được gửi tới đội thuế xã để kiểm tra, đối chiếu. Cơ quan thuế cùng hội đông tư vấn thuế xã nếu phát hiện tờ khai không chính xác có quyền yêu cầu chủ hộ khai lại.
Diện tích đất tính thuế gồm diện tích thực tế sử dụng kể cả bờ xung quanh của từng thửa ruộng, đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất, không kể phần bờ dùng cho giao thông nội đồng hoặc dùng chung cho từ một cánh đồng trở lên.
Đối với các nông trường trạm trại quốc doanh, diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng phù hợp với luận chứng kinh tế-kĩ thuật được duyệt và thực tế địa hình.
+ Hạng đất tính thuế
Việc xác định hạng đất là yêu cầu bắt buộc để có thể xác định được chính xác định suất thuế mà hộ nộp thuế phải nộp cho một đơn vị diện tích. Đất được phân hạng dựa vào các yếu tổ như chất đất, vị trí địa lí, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết và điều kiện tưới tiêu; đồng thời tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của năm năm.
Chất đất là độ phì của đất, thích hợp với từng loại cây trồng. Đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản còn bao gồm độ muối và nguồn dinh dưỡng.
Vị trí của đất là khoảng cách so với nơi cư trú của người sử dụng đất, khoảng cách so với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm. Địa hình là độ bằng phẳng, dốc, trũng hoặc ngập úng của mảnh đất.
Điều kiện khí hậu, thời tiết được xác định căn cứ vào nhiệt độ trung bình hàng năm và các tháng ưong năm, lượng mưa trung bình hàng năm và các tháng trong năm, số tháng khô hạn trong năm, tần suất xuất hiện lũ bão, sương muối gió khô nóng trong năm và từng tháng, độ ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây ttồng.
Điều kiện tưới tiêu được quy định có phân biệt đất ttồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Đối với đất trồng cây hàng nấm là mức đệ tưới tiêu chủ động; đối vói đất ưồng cây lâu năm là mức độ xa, gần nguồn nước hoặc không có nguồn nước và điều kiện thoát nước.
Ngoài các yếu tố trên pháp luật còn quy định việc phân hạng đất phải xem xét đến năng suất bình quân đạt được ttong điều kiện canh tác bình thường của năm năm.
Dựa vào các yếu tố nói trên, đất ưồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được chia làm sáu hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm năm hạng. Việc phân hạng đất được ổn định trong 10 năm.
Xác định hạng đất là vấn đề mấu chốt để có căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, cách phân chia hạng đất dựa vào các yếu tố ttên quá phúc tạp và không mang tính khả thi. Vì vậy, ưong thực tiễn, ở nhiều địa phương việc phân hạng đất vẫn chủ yếu được tiến hành trên cơ sở sàn lượng thực tế của những năm trước đó.
+ Định suất thuế
Định suất thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định cố phân biệt các loại đất nông nghiệp. Đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản áp dụng biểu thuế gồm sáu định suất thuế tương ứng với sáu hạng đất. Mức thuế cao nhất là 550 kg thóc/ha và mức thuế thấp nhất là 50 kg thóc/ha. Đối với đất trồng cây lâu năm áp dụng biểu thuế gồm năm định suất thuế tương ứng với năm hạng đất. Mức cao nhất là 650 kg thóc/ha và mức thấp nhất là 80 kg thóc/ha. Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế cao hơn mức thuế sử dụng đất trồng cây hàng năm nếu đất đó thuộc hạng 1, 2, 3 và chịu mức thuế bằng mức thuế áp dụng đối với đất trồng cây hàng năm cùng hạng nếu đất đó thuộc hạng 4, 5 và 6. Đối với đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần mức thu không phụ thuộc vào hạng đất mà được xác định bằng một tỉ lệ phần trăm nhất định tính trên giá trị sản lượng khai thác.
+ Căn cứ tính thuế bổ sung trên phần diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức
Số thuế sử dụng đất nông nghiệp tính cho phần đất sử dụng vượt quá hạn mức diện tích được xác định dựa vào ba yếu tố: diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức, mức thuế ghi thu bình quân cho từng loại đất nông nghiệp và thuế suất.
Diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức là phần chênh lệch giữa tổng diện tích đất chịu thuế và diện tích đất nông nghiệp sử dụng trong hạn mức.
Mức thuế ghi thu bình quân cho từng loại đất nông nghiệp để xác định số thuế bổ sung phải nộp là mức thuế sử dụng đất nông nghiệp tính bình quân trên một đơn vị diện tích cho từng loại đất của hộ nộp thuế. Nói cách khác, mức thuế ghi thu bình quân cho từng loại đất nông nghiệp được xác định bằng tỉ lệ giữa tổng số thuế ghi thu và tổng diện tích đất chịu thuế.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thuế sử dụng đất nông nghiệp là gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn mức phí tách sổ đỏ mất bao nhiêu tiền hiện nay, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
– Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm:
Đất trồng trọt;
Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản;
Đất rừng trồng.
– Đất không thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp mà chịu các loại thuế khác hoặc không phải chịu thuế theo quy định của pháp luật, bao gồm:
Đất có rừng tự nhiên;
Đất đồng cỏ tự nhiên;
Đất dùng để ở;
Đất chuyên dùng.
– Căn cứ vào bản kê khai của hộ nộp thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế và lập sổ thuế. Đứng tên trong sổ thuế là chủ hộ nộp thuế.
– Sổ thuế được lập theo đơn vị hành chính các cấp. Đất được đăng ký ở đơn vị hành chính nào thì tính thuế và lập sổ thuế ở đơn vị hành chính đó.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải niêm yết công khai số thuế trong năm của từng hộ nộp thuế trong thời hạn 20 ngày trước khi trình duyệt sổ thuế. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận sổ thuế trước khi trình Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt.
– Sổ thuế của xã, phường, thị trấn phải được Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt theo đề nghị của cơ quan thuế cùng cấp.
Theo quy định tại chương V giảm thuế và miễn thuế của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định như sau:
– Miễn thuế cho đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
– Miễn thuế cho đất khai hoang không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này dùng vào sản xuất:
Trồng cây hàng năm: 5 năm; riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển: 7 năm;
Trồng cây lâu năm: miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch. Riêng đối với đất ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 6 năm.
Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì chỉ nộp thuế khi khai thác theo quy định tại khoản 4, Điều 9 của Luật này.
– Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả: trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch.