Xin chào luật sư, cách đây 20 năm gia đình tôi đến khu tái định cư do bị lấy đất làm khu công nghiệp. Hiện tại, tôi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hầu như năm nào tôi cũng hỏi chính quyền địa phương và luôn nhận được câu trả lời là sẽ sớm có. Phải làm gì khi ở 20 năm tái định cư vẫn chưa có sổ đỏ? Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau. Hy vọng bài viết này mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Thủ tục xin cấp sổ đỏ nhà tái định cư
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phòng quản lý chính sách thuộc Xí nghiệp khai thác dịch vụ- Trụ sở: Tầng 1- Nhà N05- Khu 5,3ha Dịch Vọng Cầu Giấy- Hà Nội;
Bước 2: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế và lệ phí);
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
1.Đơn xin cấp GCNQSDĐ (theo mẫu);
2. Hợp đồng mua bán với công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội,
3. CMTND, sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực);
4. Biên bản bàn giao nhà (bản sao chứng thực);
5. Hồ sơ kỹ thuật căn hộ (bản chính);
6. Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao chứng thực);
7. Hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ), bản sao;
8. Trong trường hợp được ủy quyền thì phải có hợp đồng ủy quyền (kèm theo CMND và sổ hộ khẩu của cả hai bên).
Làm gì khi ở 20 năm tái định cư vẫn chưa có sổ đỏ?
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
Điều 10 Luật Nhà ở 2014 quy định một trong những quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng đất là “được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai”.
Do đó, nếu mảnh đất tái định cư mà gia đình bạn đang ở đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp “Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”, tại điểm a khoản 2 Điều 62 Luật Đất đai 2013.
Theo Điều 66, Điều 105 Luật Đất đai năm 2013, việc thu hồi đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
Cụ thể, hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
– Quyết định giao đất hoặc Quyết định tái định cư;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
Như vậy, phải xem là đã nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa? Trường hợp chưa nộp hồ sơ, bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp lên Ủy ban nhân dân xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai huyện để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, nếu đã nộp hồ sơ nhưng vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận thì bạn có thể đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường huyện để đề nghị kiểm tra, làm rõ.
Trong trường hợp không được giải quyết thỏa đáng, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án để được giải quyết theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013:
1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Làm gì khi ở 20 năm tái định cư vẫn chưa có sổ đỏ?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Kiểm tra Sổ đỏ giả như thế nào?
- Tự ý sang tên sổ đỏ khi không đủ điều kiện bị phạt tới 40 triệu đồng
- Thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng
Câu hỏi thường gặp
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.
Đất tái định cư là đất Nhà nước cấp cho người dân để bồi thường khi bị thu hồi đất. Mục đích là giúp người dân có nơi an cư mới, ổn định cuộc sống. Xét về pháp lý, đất tái định cư là đất thổ cư, có đầy đủ quyền sở hữu được cấp cho các chủ sở hữu mới.
Đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, chủ sở hữu mới có quyền sử dụng hợp pháp như các loại đất ở thông thường khác.
Để được cấp sổ đỏ đất tái định cư, trước khi tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho nhà đất tái định cư, thửa đất hoặc nhà ở đó cần đạt đủ các điều kiện như sau:
Diện tích tối thiểu đạt đủ theo quy định. Trong dó có chiều dài hoặc chiều rộng của đất;
Nhà hoặc đất được nhà nước giao, sử dụng lâu dài, không xảy ra tranh chấp, kiện tụng;
Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính tại cơ quan nhà nước;
Có đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sử hữu hợp pháp.