Thủ tục giải chấp sổ đỏ online

15/11/2022 | 09:10 18 lượt xem Lò Chum

Thủ tục giải chấp sổ đỏ online

Thưa luật sư, do tình hình công ty cần nhiều tiền nên tôi đã mượn sổ đỏ của bố mẹ tôi để thế chấp ngân hàng. Chỉ Trong thời gian ngắn cùng với cố gắng, nỗ lực thì công ty tôi đã vượt qua khó khăn và phát triển lớn mạnh. Nay tôi muốn kết thúc sớm khoản vay ngân hàng, Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn Thủ tục giải chấp sổ đỏ như thế nào? Có thể giải chấp sổ đỏ online không? Nếu được thì Thủ tục giải chấp sổ đỏ online như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Thủ tục giải chấp sổ đỏ online? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

 Khái niệm Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ hoặc giấy đỏ hoặc bìa đỏ là tên gọi khác của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Theo quy định của Chính phủ thì sổ đỏ cấp cho khu vực ngoài đô thị (nông thôn). Loại đất có thể được cấp sổ đỏ khá đa dạng, gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất làm nhà ở tại nông thôn. Đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình nên khi chuyển nhượng cần có chữ ký của các thành viên trên 18 tuổi.

Theo điều 3 luật đất đai 2013 thì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Giải chấp sổ đỏ là gì?

Nói một cách dễ hiểu thì đây là việc xóa bỏ thế chấp đối với các tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở. Và cả tài sản gắn liền với đất khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm cho khoản nợ, khi người vay trả hết nợ gốc tại ngân hàng.

Khi nhận thế chấp sổ đỏ, ngân sẽ ghi trực tiếp hoặc đính kèm vào giấy chứng nhận này một tờ giấy ghi rõ: “Đã thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng… theo hợp đồng số…” (có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền). Trường hợp đính kèm giấy thì giữa tờ giấy này và sổ đỏ sẽ có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai. Vì vậy, việc giải chấp không đơn thuần là việc bạn trả hết nợ cho ngân hàng rồi lấy sổ đỏ về, mà còn phải thực hiện một số thủ tục tại cơ quan chức năng để xóa bỏ thông tin về việc thế chấp được ghi trong sổ đỏ nhà, đất.

Các trường hợp được phép giải chấp sổ đỏ tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

– Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
  • Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;
  • Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
  • Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
  • Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
  • Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
  • Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
  • Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
  • Theo thỏa thuận của các bên.

– Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi giải chấp sổ đỏ tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký giải chấp sổ đỏ như sau:

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sau đây:

  • Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);
  • Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;
  • Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sau đây:

  • Các giấy tờ nêu tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;
  • Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu)

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 07/2019/TT-BTP quy định như sau:

Trường hợp xóa đăng ký theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP thì tùy từng trường hợp cụ thể, người yêu cầu đăng ký nộp các loại giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và một trong các giấy tờ sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) để thay thế cho giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP:

  • Văn bản giải chấp; văn bản thanh lý hợp đồng thế chấp; hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản khác chứng minh việc xử lý xong toàn bộ tài sản thế chấp;
  • Căn cứ chứng minh việc tài sản bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ hoặc quyết định phá dỡ, tịch thu tài sản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp thế chấp, tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu.

Thủ tục đăng ký giải chấp chấp sổ đỏ tại Việt Nam năm 2022

Thủ tục giải chấp sổ đỏ online
Thủ tục giải chấp sổ đỏ online

Theo các quy định của pháp luật Nghị định 43/2017/NĐ-CP; Nghị định số 102/2017/NĐ-CP; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; Thông tư 07/2019/TT-BTP quy định về thủ tục đăng ký giải chấp sổ đỏ tại Việt Nam năm 2022 như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại. Sau khi hoàn thiện hồ sơ mà chúng tôi đã đề cập, bạn cần phải nộp bộ hồ sơ này đến Văn phòng đăng ký đất đai địa phương hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã, nếu địa phương bạn chưa thành lập chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thì bạn có thể nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giao cho bạn giấy hẹn trả kết quả theo đúng trình tự quy định của pháp luật.

  • Nếu có căn cứ hồ sơ thuộc các trường hợp từ chối xóa đăng ký theo quy định do thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký thì Văn phòng đăng ký đất đai từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
  • Nếu không có căn cứ từ chối thì trong thời hạn đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc ghi vào sổ địa chính, Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và xác nhận trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Bước 4: Trả kết quả đăng ký.

– Sau khi thực hiện các bước trên thì Văn phòng đăng ký đất đai trả lại cho người yêu cầu đăng ký 01 bản chính các loại giấy tờ sau: Đơn yêu cầu xóa đăng ký có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai và Giấy chứng nhận có ghi nội dung xóa đăng ký;

– Tiếp đến, Văn phòng đăng ký đất đai trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký theo phương thức nhận kết quả trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc gửi qua đường bưu điện có bảo đảm theo lựa chọn của người yêu cầu đăng ký.

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký đất đai có thỏa thuận phương thức trả kết quả đăng ký khác thì thực hiện trả kết quả đăng ký theo phương thức đã thỏa thuận.

Lưu ý: Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi kết quả đăng ký cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.

Thủ tục giải chấp sổ đỏ online mới năm 2022

  • Bước 1: Bạn cần tạo một tài khoản cá nhân trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
  1. Truy cập vào trang web https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html.
  2. Nhấn vào mục Đăng ký để tạo tài khoản.
  3. Chọn mục Công dân, sau đó chọn mục Thuê bao di động.
  4. Tiến hành điền các thông tin trên mục đăng ký, sau đó chọn mục Đăng ký.
  5. Xác thực bằng mã OTP, sau đó bấm Xác nhận.
  6. Tạo tên đăng nhập bằng số thẻ Chứng minh nhân dân; sau đó tạo mật khẩu; sau đó chọn mục đăng nhập.
  • Bước 2: Bạn truy cập vào trang web Cổng dịch vụ công
  1. Truy cập vào trang web https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html.
  2. Nhấn vào mục tìm kiếm “Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
  3. Chọn tiếp tỉnh/ huyện/xã bên góc trái màn hình (nếu thao tác bằng máy tính), nhấn đồng ý.
  4. Chọn mục nộp trực tuyến.
  5. Hệ thống hiện về giao diện đăng ký của tỉnh bạn. Sau đó chọn nộp hồ sơ.
  6. Chọn cơ quan tiếp nhận.
  7. Nhập đầy đủ thông tin vào đơn đăng ký và các biểu mẫu trực tuyến. 
  8. Đính kèm các tệp tài liệu của từng thành phần hồ sơ phải nộp theo quy định.
  9. Lưu thông tin và kiểm tra các thành phần hồ sơ đã nhập trước khi gửi.
  10. Nhấn nút “Gửi hồ sơ” để nộp trực tuyến.

Lưu ý: Hiện nay có rất ít các cơ quan thực hiện được online thủ tục giải chấp sổ đỏ online. Nên lời khuyên chân thành là bạn nên làm thủ tục trực tiếp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Thủ tục giải chấp sổ đỏ online. Hoặc dịch vụ khác liên quan như là tư vấn giải quyết chia thừa kế đất hộ gia đình, ….. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833 102 102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Quy trình thực hiện giải chấp sổ đỏ ngân hàng?


Bước 1: Nộp hồ sơ xóa đăng ký thế chấp
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ đăng ký của khách hàng
Bước 3: Thực hiện đúng theo trình tự quy định tại Điều 31 Thông tư 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT.
Cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ giải chấp sổ đỏ. Nếu phát hiện có thiếu sót sẽ hướng dẫn bổ sung hoàn thiện cho người dân. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành xử lý và hẹn ngày trả kết quả.

Điều kiện được giải chấp Sổ đỏ?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp nếu thuộc trường hợp sau:
(1) Đến hạn trả nợ gốc và đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
Khi thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất thì các bên có quyền thỏa thuận với nhau về thời hạn thế chấp (thời hạn cho vay). Trên thực tế hộ gia đình, cá nhân thế chấp quyền sử dụng đất thường sẽ là 03 năm.
Theo đó, đến thời hạn các bên đã thỏa thuận mà bên thế chấp thực hiện xong nghĩa vụ của mình (trả gốc và lãi) thì có quyền xóa đăng ký thế chấp theo quy định.
(2) Chưa đến hạn trả gốc nhưng các bên thỏa thuận trả nợ trước.
Đây là trường hợp khá phố biến vì trên thực tế nhiều ngân hàng cho phép bên thế chấp trả gốc và lãi trước thời hạn. Sau khi tất toán xong, bên thế chấp có quyền xóa đăng ký thế chấp.

Cần đến đâu để giải chấp Sổ đỏ?


Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền thực hiện giải chấp Sổ đỏ là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai (cấp huyện) trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nếu tỉnh, thành đã có bộ phận một cửa thì người có yêu cầu giải chấp Sổ đỏ nộp tại bộ phận này để cơ quan này chuyển lên Văn phòng hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.