Xin chào Luật sư, tôi có 50m2 đất vườn Tôi muốn chuyển 50m2 đất vườn này sang đất ở không biết có được không. Mong luật sư giải đáp. Hiện nay, diện tích vườn để trống khá nhiều. Có rất nhiều người muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất thắc mắc rằng đất vườn có chuyển thành đất ở được không. Khi nào được phép chuyển đất vườn thành đất thổ cư? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về việc chuyển đổi từ đất vườn sang đất ở. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.
Cơ sở pháp lý
Đất vườn là gì?
Pháp luật hiện hành không quy định thế nào là đất vườn. Tuy nhiên, đất vườn được hiểu nôm na là diện tích đất được sử dụng làm vườn, trong đó trồng lây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng xen kẽ cây hàng năm và cây lâu năm.
Bên cạnh đó, theo Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30.11.2001 có quy định loại đất làm vườn thuộc nhóm đất nông nghiệp, ký hiệu được ghi thống nhất trong sổ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là “vườn”.
Đất vườn có thời hạn bao nhiêu năm?
Từ cách hiểu đất vườn ở trên cho thấy loại đất này thuộc nhóm đất nông nghiệp, trừ trường hợp phần diện tích đất ở hoặc đất phi nông nghiệp khác nhưng được người sử dụng đất sử dụng làm sân vườn.
Vì đất vườn là đất nông nghiệp nên thời hạn sử dụng được xác định theo khoản 1 và khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
– Đất vườn được Nhà nước giao hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có thời hạn sử dụng là 50 năm.
Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn là 50 năm mà không phải làm thủ tục gia hạn.
– Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp (đất vườn) có thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm.
Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.
Khi nào được phép chuyển đất vườn thành đất thổ cư?
Theo Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi chuyển đất vườn thành đất thổ cư (đất ở) phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chỉ được chuyển khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đất vườn hoặc bất kỳ loại đất nào thuộc nhóm đất nông nghiệp sang đất ở phải làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Hồ sơ chuyển đất vườn sang đất ở bao gồm: Giấy đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất, Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng).
Sau đó, hộ gia đình, cá nhân chuyển hồ sơ của mình cho Bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc nơi chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Chuyển đất vườn sang thổ cư mất bao nhiêu tiền?
Khi muốn chuyển đổi từ đất vườn (được xác định là loại đất nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013) sang đất thổ cư sẽ xảy ra các trường hợp như sau:
+ Trường hợp thứ nhất: Chuyển từ đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở sang làm đất ở thì phải nộp tiền sử dụng bằng 50% mức chênh lệch giữa tiền sử dụng tính theo giá đất ở và giá đất nông nghiệp.
+ Trường hợp thứ hai: Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì phải nộp tiền bằng mức chênh lệch tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở và tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
Tiền sử dụng đất phải nộp sẽ được xác định cụ thể theo giá đất quy định tại Bảng giá đất tỉnh thành phố ban hàng hàng năm.
Thủ tục chuyển đổi đất vườn sang đất thổ cư
Việc chuyển đổi đất thổ vườn lên đất thổ cư được quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP năm 2013 như sau:
- Người có quyền sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
- Hoàn tất thủ tục xong cần thực hiện đầy đủ chi phí chuyển đổi đất vườn lên đất thổ cư
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Khi nào được phép chuyển đất vườn thành đất thổ cư?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- 1m vuông đất bao nhiêu tiền năm 2022
- Xây nhà trên đất vườn bị phạt như thế nào?
- Sổ đỏ đất nông nghiệp có thời hạn bao lâu?
Câu hỏi thường gặp
Một trong những nguyên tắc sử dụng đất là phải sử dụng đất đúng mục đích. Nội dung này được nêu rõ tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.”.
Điều đó có nghĩa là chỉ được xây dựng nhà ở trên đất ở (hay còn gọi là đất thổ cư), nếu xây dựng nhà ở trên các loại đất khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc phải tháo dỡ nhà ở đó.
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Đây là điều kiện bắt buộc để thực hiện thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sổ đỏ là giấy tờ hợp pháp để chứng minh quyền sở hữu của người này đối với đất là hợp pháp, do vậy trường hợp đất chưa có sổ đỏ mà có đủ điều kiện để cấp sổ đỏ thì phải làm thủ tục để được cấp sổ trước khi thực hiện chuyển đổi.
Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp. Những tranh chấp về đất thường gặp như là tranh chấp về mốc giới đất, tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất, tranh chấp về phân chia đất,… mà theo quy định của pháp luật, đất đang có tranh chấp thì không thể thực hiện các thủ tục chuyển đổi hay tham gia vào các giao dịch đất khác, do vậy nếu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì người làm chuyển đổi cần phải giải quyết tranh chấp này thì mới có thể thực hiện thủ tục chuyển đổi.
Đất không bị kê biên để đảm bảo thực hiện thi hành án. Kê biên đất là một trong những biện pháp cưỡng chế được cơ quan thi hành án đưa ra để đảm bảo việc thi hành bản án quyết định của tòa án, tài sản đang được kê biên là quyền sử dụng đất thì người chủ đất sẽ không có quyền thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng.
Đất đang trong thời hạn sử dụng. Đối với trường hợp đất vườn được Nhà nước giao đất sử dụng có thời hạn thì việc chuyển đổi mục đích phải được thực hiện trong thời hạn sử dụng đó.