Xin giấy phép xây dựng sổ chung như thế nào?

27/04/2023 | 15:37 0 lượt xem Ngọc Gấm

Chào Luật sư, khi mất ba mẹ tôi có để lại 01 sổ đỏ hộ gia đình cho 02 anh em tôi, sau đó mảnh đất được chia trên thực tế làm 02 phần nhưng vẫn giữ nguyên sổ cũ không làm tách thửa. Nay khi có điều kiện kinh tế tôi muốn xây nhà trên mảnh đất trên của tôi. Vậy Luật sư có thể hướng dẫn cho tôi cách xin giấy phép xây dựng sổ chung như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với người dân tại Việt Nam, việc xây dựng nhà ở là một vấn đề lớn và là một cột mốc quan trọng đối với nhiều người. Tuy nhiên đối với một số trường hợp việc xây nhà đối với họ là một vấn đề vô cùng khó khăn mang tên sổ chung chủ. Bởi khi rơi vào trường hợp chung sổ, việc xây dựng nhà ở phải có sự thống nhất của các bên đồng sở hữu còn lại và thủ tục xin cấp phép xây dựng cũng rừm rà, phức tạp hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì xin giấy phép xây dựng sổ chung như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc xin giấy phép xây dựng sổ chung như thế nào?. Tuvandatdai mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Luật Nhà ở 2014
  • Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020
  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 23/2014/TT-BTNMT
  • Thông tư 33/2017/TT-BTNMT

Sổ chung là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở; tài sản khác gắn liền với đất; thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất; người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng; chủ sở hữu có yêu cầu; thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Cách nhận biết sổ chung trên sổ đỏ tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định rõ về cách ghi tên những người có chung quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp đồng sở hữu như sau:

  • Cá nhân trong nước; thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân; thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”.

– Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất; mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật); thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó.

  • Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này; dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất; (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất; hoặc cùng sử dụng đất; và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.
  • Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất; cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết; thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất; (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất; hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.

Xin giấy phép xây dựng sổ chung như thế nào?

Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

– Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (kèm theo thoả thuận đồng ý cho xây dựng nhà trên sổ chung).

– 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:

  • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;
  • Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện;
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

– Căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương và khoản 3 Điều này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mẫu bản vẽ thiết kế để hộ gia đình, cá nhân tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 của Luật Xây dựng năm 2014.

Xin giấy phép xây dựng sổ chung như thế nào?
Xin giấy phép xây dựng sổ chung như thế nào?

Thủ tục xin giấy phép xây dựng sổ chung mới năm 2023

Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng như sau:

– Trình tự cấp giấy phép xây dựng:

  • Cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng theo quy trình quy định tại Điều 102 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14;
  • Cơ quan cấp giấy phép xây dựng sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan mình hoặc mẫu dấu theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục II Nghị định này để đóng dấu xác nhận bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư.

– Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều 41 Nghị định này. Việc kiểm tra các nội dung đã được cơ quan, tổ chức thẩm định, thẩm duyệt, thẩm tra theo quy định của pháp luật được thực hiện như sau:

  • Đối chiếu sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với thiết kế cơ sở được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định và đóng dấu xác nhận đối với các công trình thuộc dự án có yêu cầu thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
  • Kiểm tra sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với các công trình xây dựng thuộc đối tượng có yêu cầu thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy;
  • Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của báo cáo kết quả thẩm tra đối với công trình có yêu cầu phải thẩm tra thiết kế theo quy định tại Nghị định này.

Lệ phí: Tuỳ thuộc quy định mỗi tỉnh thành mà sẽ có mức giá khác nhau. Ví dụ Hà Nội:

  • Cấp mới đối với nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): 75.000 đồng/lần
  • Cấp mới đối với công trình khác: 150.000 đồng/lần
  • Gia hạn giấy phép xây dựng: 15.000 đồng/lần.

Ai là người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng sổ chung tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.

– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

Thời gian cấp giấy phép xây dựng sổ chung tại Việt Nam?

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020 quy định như sau:

– Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. Thời gian cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

Quy định trách nhiệm cấp phép giấy phép xây dựng sổ chung

Theo quy định tại Điều 104 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng như sau:

– Niêm yết công khai và giải thích, hướng dẫn các quy định của pháp luật về cấp giấy phép xây dựng.

– Theo dõi, trả kết quả hoặc thông báo cho chủ đầu tư về hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.

– Cấp giấy phép xây dựng theo quy trình và trong thời hạn theo quy định tại Điều 102 của Luật này.

– Chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng; đình chỉ xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng theo thẩm quyền khi chủ đầu tư xây dựng công trình vi phạm nghiêm trọng.

– Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề Xin giấy phép xây dựng sổ chung như thế nào? đã được Tuvandatdai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sổ chung có vay ngân hàng được không?

Ở góc độ là đất chung trong hộ gia đình (đất đồng sở hữu) việc tiến hành việc đảm bảo cho bất kỳ khoản vay nào cũng điều phải có sự đồng ý của tất cả thành viên trong gia đình; điều này; thì cũng thực hiện tương tự như đất thuộc sở hữu chung của tổ chức; …
Và hiện nay cũng không có bất kỳ quy định nào cấm đất đồng sở hữu không được vay ngân hàng; cho nên đất đồng sở hữu vẫn có thể thế chấp vay vốn ngân hàng; miễn tất cả những người đồng sở hữu đồng ý sự việc thế chấp cho vay vốn ngân hàng trên.

Nếu những sổ chung bị 1 trong số người đồng sở hữu lừa dối bán nhà và đã sang tên rồi thì sao?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 133 BLDS 2015 thì:
Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 133 nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Trường hợp mua nhà chung sổ đã sử dụng nhưng chưa sang tên thì xảy ra tranh chấp giữa những người đồng sở hữu cũ thì sao?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 133 BLDS 2015 thì:
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.