Xây tường bịt lối đi bị xử lý như thế nào?

04/11/2022 | 14:14 105 lượt xem Hương Giang

Tranh chấp về lối đi chung là một trong những tranh chấp diễn ra rất phổ biến. Nhiều hộ dân xây nhà bị bao bọc bởi các ngôi nhà xung quanh khác dấn đến việc không có lối đi để lưu thông ra bên ngoài. Khi đó, hộ dân có quyền yêu cầu nhà hàng xóm cho mình một lối đi riêng hợp lý. Tuy nhiên, nhiều hàng xóm không đồng ý về việc đó nên có nhiều hành vi chống đối chẳng hạn như xây tường bịt lối đi. Vậy theo quy định, Xây tường bịt lối đi chung có vi phạm pháp luật? Quy định về nguyên tắc sử dụng lối đi chung năm 2022 như thế nào? Xây tường bịt lối đi chung bị xử phạt như thế nào? Tự ý phá tường bịt lối đi chung có phải bồi thường không? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Lối đi chung là gì?

Hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào của pháp luật đưa ra khái niệm về lối đi chung. Hiểu nôm na, lối đi chung hay trên thực tế còn được gọi là ngõ đi chung; là phần diện tích đất chung được nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng để đi ra đường công cộng. Nói cách khác, đây là phần diện tích đất do nhiều người cùng sử dụng vào mục đích để lưu thông, đi lại từ thửa đất của mình ra các tuyến đường lớn; hoặc đường công cộng của Nhà nước.

Theo quy định của pháp luật cụ thể tại Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với quyền về lối đi qua. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có; hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Như vậy, nếu cá nhân, hộ gia đình không có lối đi. Có thể yêu cầu chủ thể của bất động sản vây bọc mở một lối đi cho mình trên phần đất của chủ thể đó để có lối đi ra. Việc lối đi chung đó có được cấp sổ đỏ hay không phụ thuộc vào nguồn gốc sử dụng đất và sự thỏa thuận giữa những chủ thể có cùng lối đi chung.

Quy định về nguyên tắc sử dụng lối đi chung

Điều 248 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề như sau:

Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền; 

2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền; 

3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Do đó, khi sử dụng lối đi chung hay sử dụng các bất động sản liền kề khác đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc này được xây dựng trên sự thỏa thuận giữa các bên, nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Xây tường bịt lối đi
Xây tường bịt lối đi

Xây tường bịt lối đi chung có vi phạm pháp luật?

Chào bạn. Khoản 1 Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép chủ sở hữu bất động sản được xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Nghĩa là, bạn có quyền xây tường trên phần đất của mình để ngăn thửa đất của mình và hộ liền kề.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 176 Bộ luật này cũng quy định, các chủ sở hữu bất động sản liền kề (bạn và hàng xóm của bạn) có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Đặc biệt, nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.Như vậy, có hai điều bạn cần lưu ý trong trường hợp của bạn:

– Bạn xây tường trên phần đất của mình không sai;- Nếu hàng xóm của bạn không đồng ý mà có lý do chính đáng thì bạn sẽ phải dỡ bỏ bức tường này.

Tuy nhiên, bạn tiếp tục phải xét đến yếu tố nếu bạn xây tường bít cửa thì hàng xóm nhà bạn còn lối đi khác hay không? Bởi theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015:

Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quy định này có nghĩa là, nếu hàng xóm nhà bạn không có lối đi nào khác thì bạn không có quyền xây tường bịt cửa nhà họ lại.

Xây tường bịt lối đi chung bị xử phạt như thế nào?

Đối với hành vi xây tường trên phần đất thuộc lối đi chung, đây được xác định là hành vi chiếm đất theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP . Cụ thể:

“1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Như vậy, các hộ gia đình đối diện có hành vi lấn chiếm, sử dụng đất làm đường để xây tường là hành vi trái quy định của pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về lấn chiếm sử dụng đất. Theo đó, các hộ gia đình đó sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi của mình theo quy định tại Điều 10 Nghị định này:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Trường hợp này UBND có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là yêu cầu các hộ gia đình đó tháo dỡ. Trong trường hợp không tự nguyện thi hành thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định: Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Tự ý phá tường bịt lối đi chung có phải bồi thường không?

Trong trường hợp bạn xây tường hợp pháp trên đất nhà mình nhưng hàng xóm cố tình phá dỡ thì sẽ phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 584 Bộ luật Dân sự quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Trong đó, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường. Chẳng hạn, có thể bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc nhất định. Có thể thỏa thuận bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cách xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, bạn có thể xác định dựa trên các chi phí sau:

– Tài sản là bức tường bị hủy hoại là bao nhiêu?

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác bức tường bị mất, bị giảm sút;

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Nếu hàng xóm phá tường xây trên đất nhà bạ sẽ phải bồi thường, mức bồi thường do các bên thỏa thuận dựa trên các căn cứ trên.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của Tư vấn luật đất đai tư vấn về Xây tường bịt lối đi. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, Mức bồi thường thu hồi đất… thì hãy liên hệ ngay tới Tư vấn luật đất đai để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Tư vấn luật đất đai: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thỏa thuận lối đi chung có cần công chứng không?

Đối với các giao dịch về quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn… luật đất đai có quy định về hình thức của hợp đồng là phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực.
Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật không quy định đối với văn bản thỏa thuận lối đi chung cũng bắt buộc phải lập thành văn bản hay có công chứng, chứng thực. Việc công chứng thỏa thuận lối đi chung là tùy vào nhu cầu của các bên. Thông thường, để đảm bảo sự khách quan cũng như làm tăng giá trị pháp lý của văn bản, văn bản thỏa thuận lối đi chung nên được công chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Tranh chấp lối đi chung có phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã không?

Theo quy định, nếu có tranh chấp thì trước hết bạn sẽ gửi đơn yêu cầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nơi có đất để hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện nơi có đất.

Hàng xóm rào lối đi chung thì có kiện được không?

Theo quy định, bạn có quyền yêu cầu gia đình hàng xóm đó dành ra một phần đất hợp lý trên phần đất của họ để bạn làm lối đi, tuy nhiên bạn cũng phải hiểu khi gia đình hàng xóm dành cho bạn một phần lối đi thì gia đình bạn cần đền bù cho họ một cách hợp lý. Bạn có thể liên hệ công an khu vực hoặc ủy ban nhân dân địa phương đến hòa giải tại cơ sở, nếu hàng xóm bạn vẫn không chịu, bạn có thể khởi kiện ra tòa để đòi quyền về lối đi qua.