Xây nhà xong mới xin giấy phép xây dựng được không?

30/09/2022 | 14:27 136 lượt xem Lò Chum

Xây nhà xong mới xin giấy phép xây dựng

Thưa luật sư, tôi hiện tại đang làm việc ở Nhật và có dự định xây nhà, nhưng mà do đã ký hợp đồng lao động bên này rồi nên chưa thể về mà muốn xây nhà trước tết vì có bố mẹ ở. Tôi định nhờ người nhà thuê người thầu rồi xây nhà ở quê, Tôi có một thắc mắc là khi mà đó là đất thuộc quyền sở hữu của mình rồi thì có cần xin cấp phép xây nhà không? Tôi muốn luật sư tư vấn là khi xây nhà xong mới xin giấy cấp phép xây dựng có được không? Mong luật sư giải đáp.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Xây nhà xong mới xin giấy phép xây dựng? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Giấy phép xây dựng là gì ?

Căn cứ vào Điều 3, tại Khoản 17 của Bộ luật Xây Dựng, ban hành năm 2014, có đưa ra khái niệm về giấy phép xây dựng như sau :

” Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.”

Giấy Phép Xây Dựng (GPXD) là một loại giấy tờ theo mẫu quy định của cơ quan nhà nước nhằm cho phép cá nhân, tổ chức được phép xây dựng công trình, nhà ở… Các cá nhân, tổ chức muốn xây dựng công trình cần phải thực hiện xây dựng trong đúng phạm vi diện tích được cấp phép. Nếu vượt quá phạm vi cho phép sẽ được coi là vi phạm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở 2022

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

 Căn cứ Khoản 1 điều 95 Luật xây dựng 2014 quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở như sau:

“a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối vớicông trình liền kề.”

Theo đó, hồ sơ bao gồm:

– Một, đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

– Hai, bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;

– Ba, bản vẽ thiết kế xây dựng;

– Bốn, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).

Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Xây nhà xong mới xin giấy phép xây dựng
Xây nhà xong mới xin giấy phép xây dựng

Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn ( Điều 102 Luật xây dựng 2014).

Xây nhà xong mới xin giấy phép xây dựng có được không?

Theo khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2014 có quy định, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi, bổ sung năm 2020:

– Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp

– Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, …., Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng

– Công trình xây dựng tạm theo quy định

–  Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

– Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo…

– Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên…

– Công trình xây dựng đã được Cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng…

– Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt

– Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt…

Như vậy, trước khi khởi công xây dựng công trình (trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nêu trên) chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng bị phạt không?

     Theo Khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2014 có quy định: “Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

     Nếu công trình bạn xây dựng không thuộc một trong những công trình thuộc Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 thì bạn không được miễn giấy phép xây dựng, và bạn phải có giấy phép xây dựng trước khi thi công.

     Trong trường hợp bạn xây dựng khi không có giấy phép xây dựng thì bạn sẽ bị xử phạt theo Khoản 6, Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở như sau:

     “6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

     a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

     b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

     c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.”

Ngoài ra nếu công trình đang thi công xây dựng mà không có giấy phép thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định nêu trên thì người có thẩm quyền có trách nhiệm:

–  Lập biên bản vi phạm hành chính

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

Đồng thời người có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Xây nhà xong mới xin giấy phép xây dựng. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, hợp đồng đặt cọc nhà đất Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn bao gồm những gì?

Tại Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo Mẫu số 01.
2. Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật đất đai.
3. 2 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật xây dựng có yêu cầu, gồm:
– Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình.
– Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng.
– Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện.
– Trường hợp có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ đầu tư (hộ gia đình, cá nhân) nộp tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Xây tạm có phải xin giấy phép xây dựng không?

Căn cứ Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020. Theo đó, có thể thấy hầu hết nhà tạm nếu không thuộc khu vực đô thị thì được miễn giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ nhà tạm thì chủ yếu là nhà 01 tầng, xây tạm để ở trong một thời gian nhất định.

Cấp giấy phép xây dựng cho công trình đã xây dựng được không?

Đối với trường hợp khi xây nhà mà chưa xin phép thì bạn vẫn có thể xin giấy phép xây dựng sau khi đã đóng đầy đủ mức phạt theo quy định theo quy định tại khoản 9 điều 13 nghị định 121/2013/NĐ-CP như sau:
     “…Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng”
     Như vậy, sau khi hoàn thành việc nộp phạt hành chính, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho phép công trình được tồn tại và cấp giấy chứng nhận sở hữu theo quy định.
     Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng cho công trình nhà ở đã thi công theo quy định tại khoản 1 điều 95 Luật xây dựng như sau:
Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
Bản vẽ thiết kế xây dựng;
Với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn.