Xây nhà trên đất nông nghiệp trước năm 2013 xử lý thế nào?

09/11/2023 | 17:18 204 lượt xem Gia Vượng

Đất nông nghiệp khác là một phần quan trọng của nguồn tài nguyên đất đai của chúng ta. Nó thuộc nhóm đất nông nghiệp và được sử dụng đa dạng với mục đích phục vụ cho sự phát triển và sản xuất nông nghiệp. Từ việc trồng cây lúa, hoa màu, đến nuôi trồng gia súc, đất này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn thu nhập cho hàng triệu người dân. Pháp luật quy định về mức xử phạt khi Xây nhà trên đất nông nghiệp trước năm 2013 như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp có một vai trò quan trọng trong đời sống của con người và phát triển của xã hội. Nó đóng vai trò là nền tảng của ngành nông nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm thiết yếu cho con người và động vật, đồng thời là nguồn tài nguyên quan trọng cho nghiên cứu, thí nghiệm và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp.

Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được chia thành 03 nhóm:

– Nhóm đất nông nghiệp.

– Nhóm đất phi nông nghiệp.

– Nhóm đất chưa sử dụng.

Theo đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

– Đất trồng cây lâu năm.

– Đất rừng sản xuất.

– Đất rừng phòng hộ.

– Đất rừng đặc dụng.

– Đất nuôi trồng thủy sản.

– Đất làm muối.

Mức xử phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp trước năm 2013

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Mức xử phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp trước năm 2013

Đất nông nghiệp không chỉ giới hạn ở việc sản xuất nông sản và thúc đẩy kinh tế nông thôn. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đất lâm nghiệp, ví dụ, giúp bảo vệ và tái tạo rừng, duy trì sự cân bằng sinh thái và nguồn nước, cùng với việc cung cấp gỗ và sản phẩm lâm sản quý báu. Đất nuôi trồng thuỷ sản đóng góp vào nguồn cung cấp thực phẩm từ biển, và đất làm muối đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp muối.

Một trong số những căn cứ xử phạt xây dựng trên đất nông nghiệp (xây nhà ở) là thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Nói cách khác, nếu đã quá thời hiệu xử phạt vì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ không tiến hành xử phạt hành chính nhưng sẽ thực hiện áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với hành vi vi phạm nếu bị xử lý.

Cụ thể, hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP dù đã xây dựng ở thời điểm trước hay sau năm 2013 với những căn cứ, lý do được nêu sau đây:

Đây là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm) sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (Điều 9, Điều 11 Nghị định 91).

Cũng theo Nghị định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm này là 02 năm và thời điểm được tính thời hiệu tuân thủ Điều 4 của Nghị định như sau:

  • Là thời điểm chấm dứt vi phạm nếu hành vi vi phạm đã kết thúc;
  • Là thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm nếu hành vi vi phạm đang được thực hiện;

Cụ thể hơn, cách xác định hành vi vi phạm đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được Nghị định quy định là thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm (hay đây chính là hành vi được xác định là đang được thực hiện theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 91).

Nói cách khác, hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà người hàng xóm của bạn thực hiện hoàn thành trước năm 2013 thì tới nay 2023 vẫn được coi là hành vi vi phạm đang diễn ra và chắc chắn còn thời hiệu đến thời điểm bị lập biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt.

Tuy nhiên, việc áp dụng xử phạt đối với hành vi này trước ngày Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 5/1/2020) được thực hiện theo Điều 42 của Nghị định như sau:

Thời điểm hành vi vi phạm hành chính xảy raXử lý vi phạm
  Hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hànhĐã lập biên bản nhưng chưa có quyết định xử phạt và chưa có quyết định xử phạtTiếp tục xử phạt hành vi vi phạm theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực tại thời điểm lập biên bản vi phạm
Đã có quyết định xử phạt nhưng chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xongTiếp tục thực hiện theo Quyết định đó
Đã thực hiện xử phạt vi phạm nhưng tiếp tục vi phạmÁp dụng Nghị định 91 để xử phạt
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành nhưng chưa thực hiện hoặc đã thực hiện xong trước thời điểm 5/1/2020Mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt còn khiếu nại (tiếp tục khiếu nại)Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt để giải quyết

Ngoài ra, mức xử phạt được áp dụng trong trường hợp này được cụ thể hóa theo số diện tích đất vi phạm, khu vực vi phạm là nông thôn hay thành thị

Chi tiết như sau:

Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp trái pháp luật (khoản 3 Điều 9)

3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp trái pháp luật (khoản 2 Điều 11)

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Tóm lại, hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trước thời điểm 2013 thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính và vẫn tính là còn thời hiệu xử phạt

Đồng thời, mức xử phạt xây dựng trên đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm là khác nhau dựa trên diện tích đất sử dụng với mục đích xây dựng nhà ở và có thuộc trường hợp xử lý theo điều khoản chuyển tiếp của Nghị định 91 hay không.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mức xử phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp trước năm 2013” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Tra cứu chỉ giới xây dựng vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục gia hạn sử dụng đất nông nghiệp khi hết hạn mất bao lâu?

Thời gian thực hiện thủ tục gia hạn đất nông nghiệp hết hạn là không quá 07 ngày theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên, đối với các địa phương có điều kiện khó khăn hơn về kinh tế- xã hội như các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo khó khăn thì thời gian thực hiện sẽ kéo dài hơn, tăng thêm khoảng 10 ngày sao với quy định. Thời gian thực hiện này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ và không bao gồm khoảng thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Đất nông nghiệp có được chuyển sang đất ở?

Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất dựa trên các căn cứ sau:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.