Thừa kế đất không có giấy tờ như thế nào?

01/11/2022 | 14:46 19 lượt xem Lò Chum

Thừa kế đất không có giấy tờ

Thưa luật sư, tôi có được bố tôi chia lại cho một mảnh đất, vì bố mẹ tôi ly hôn đã lâu và tôi được mẹ tôi nuôi nên tối với bố tôi cũng ít gặp nhau, bố tôi khi để lại mảnh đất thì không có di chúc nên tôi không nhận được phần đất đó. Tôi muốn hỏi luật sư là theo quy định pháp luật hiện nay thì tôi có thể thừa kế 2/3 suất thừa kế theo bộ luật dân sự năm 2015 không? Nếu mà được nhận thừa kế mà mảnh đất không có sổ đỏ thì có làm sao không? Thừa kế đất không có giấy tờ có được không? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Thừa kế đất không có giấy tờ? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, người nhận thừa kế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Cụ thể:

  • Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.

Lưu ý:

  • Việc thừa kế phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
  • Thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức không tiến hành đăng ký đất đai và hiển nhiên cũng sẽ không được đăng ký vào sổ địa chính. Lúc này, việc thừa kế chưa phát sinh hiệu lực dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình sử dụng đất và phát sinh tranh chấp.
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, đồng nghĩa với không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được nhận thừa kế về giá trị quyền sử dụng đất.

Thừa kế đất cần có giấy tờ gì?

Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, gồm: Các Điều 656, 657, 658 Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 và Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, để được thừa kế nhà, đất và các tài sản phải đăng ký sở hữu khác cần phải có những giấy tờ cơ bản sau:

1/ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ), Sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần, Giấy đăng ký xe và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khác (nếu có)…

Trường hợp không có các giấy tờ này, người thừa kế có thể xuất trình các giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.

2/ Giấy chứng tử của người/những người để lại di sản.

3/ CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, Hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.

4/ Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.

5/ Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc có quan hệ gia đình…

6/ Trường hợp thừa kế theo di chúc: Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc.

7/ Trường hợp có các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế phải được thanh toán như: Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Thuế; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân… thì cần có các giấy tờ, tài liệu liên quan về việc có nghĩa vụ tài sản, việc đã thanh toán hay chưa thanh toán các nghĩa vụ tài sản này.

Đó là các giấy tờ cơ bản cần chuẩn bị để làm thủ tục thừa kế nói chung, cũng như thừa kế nhà, đất nói riêng. Mỗi trường hợp thừa kế lại có thể thêm, bớt hoặc thay thế các giấy tờ khác nhau, tùy vụ việc cụ thể.

Thừa kế đất không có giấy tờ như thế nào?

Thừa kế đất không có giấy tờ
Thừa kế đất không có giấy tờ

Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất

việc xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

– Đối với đất do người đã mất để lại mà người đó đã có Giấy chứng nhận thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

– Đối với trường hợp đất do người đã mất để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp người đã mất để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì được phân biệt như sau:

+ Trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận (đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.

+ Trường hợp đương sự không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.

+ Trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

Như vậy, cho dù đất vẫn chưa có sổ đỏ, sổ hồng nhưng nếu quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì vẫn có thể được chia di sản thừa kế theo quy định.

Theo pháp luật dân sự Việt Nam quy định có hai loại thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, cụ thể:

Chia thừa kế đất không có giấy tờ theo di chúc

Căn cứ theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Di chúc như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Đồng thời tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền sau đây:

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy, nếu di chúc hợp pháp, việc chia thừa kế là quyền sử dụng đất sẽ được phụ thuộc vào nội dung di chúc. Tuy nhiên, khi có người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản sẽ được chia lại để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

Chia thừa kế đất không có giấy tờ theo pháp luật

Căn cứ theo định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 651 và Điều 652, thừa kế theo pháp luật sẽ chia như sau:

– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

– Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Thừa kế đất không có giấy tờ. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất khi nào?


Căn cứ Mục 1 Phần II Nghị quyết 02/ 2004/NQ-HĐTP quy định quyền sử dụng đất là di sản khi:
Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà không có các giấy tờ trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó và có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được xem là di sản khi Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào?

Theo đó, người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu số 04/ĐK.
– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trong trường hợp của bạn thì bạn nộp các giấy xác nhận đất sử dụng ổn định từ trước ngày 1 tháng 7 năm 2014 và giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân về việc đất không có tranh chấp…
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế;
– Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế;
– Chứng minh nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu của người để và người nhận di sản.

Quyền được hưởng di sản thừa kế qua di chúc miệng ?


Căn cứ theo quy định tại điều 629 Bộ luật dân sự năm 2015 thì Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;

– Không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
– Hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật;
– Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.