Thủ tục tách sổ đỏ theo di chúc năm 2023 như thế nào?

05/05/2023 | 15:02 26 lượt xem Gia Vượng

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là bố mẹ tôi mất có để lại cho 3 người con một thửa đất và mỗi người con được hưởng 1/3 thửa đất. Tuy nhiên hiện nay thì các anh tôi vẫn đang tranh giành việc thừa kế phần hơn để thờ cúng nên tôi muốn tách phần thửa đất thừa kế của mình ra. Tôi thắc mắc rằng thủ tục tách sổ đỏ theo di chúc năm 2023 như thế nào? Nếu các anh tôi không đồng ý thì sẽ giải quyết ra sao? Mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, tại nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, mời bạn đọc theo dõi:

Căn cứ pháp lý

Điều kiện được tách số đỏ đối với đất là di sản thừa kế

Trường hợp nếu như mảnh đất này được thừa kế thì cần tiến hành văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và sau đó thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.

Điều kiện để một thửa đất được tách thửa bao gồm:

Một là, đất đai phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất.

Hai là, đất không thuộc diện đang có tranh chấp.

Ba là, quyền sử dụng đất không nằm trong diện bị đảm bảo kê biên thi hành án.

Bốn là, đất phải trong thời hạn sử dụng đất nếu như đất có thời hạn sử dụng.

Năm là, thửa đất đáp ứng được các điều kiện về diện tích tách thửa và kích thửa chiều cạnh tối thiểu.

Căn cứ quy định tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, diện tích tối thiểu tách thửa với từng loại đất sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp trên cơ sở điều kiện cụ thể của mỗi địa phương.

Thủ tục tách sổ đỏ theo di chúc năm 2023 như thế nào?

Bộ luật Dân sự 2015 quy định người có tài sản có quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết, được thể hiện trong di chúc đã lập. Tuy nhiên, có một số trường hợp được thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, trong trường hợp của bạn, chúng tôi giả sử ba mẹ bạn không còn ai được thừa kế ngoài 03 con ruột gồm bạn và 2 người anh. Lúc này, thủ tục chia thừa kế một phần thửa đất tiến hành như sau:

– Họp mặt những người thừa kế: Theo Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015, sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận cách thức phân chia di sản, thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.- Khai nhận di sản thừa kế: Bạn cần chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm:

+ Sổ đỏ nhà đất của ba mẹ bạn

+ Di chúc của ba mẹ bạn

+ Giấy chứng tử của cha mẹ là chủ của di sản thừa kế

+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục

+ Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã chết

Thủ tục tách sổ đỏ theo di chúc năm 2023 như thế nào?

Thủ tục phân chia di sản thừa kế phải được công chứng hoặc chứng thực. Phòng công chứng sẽ lập và niêm yết thông báo thừa kế. Sau đó, công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Lưu ý: Khi yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, toàn bộ những người được hưởng di sản thừa kế đều phải có mặt tại văn phòng công chứng/phòng công chứng.

Sau khi hoàn thành thủ tục khai nhận di sản thừa kế, bạn tiến hành thủ tục tách sổ sau khi đã có đủ điều kiện theo quy định của Luật đất đai. Hồ sơ, thủ tục tách sổ được quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:- Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

– Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế đã được công chứng;- Giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của người được nhận tài sản (sổ hộ khẩu…) và căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực;

– Giấy chứng tử của người mất.

Khi một người không đồng ý, có thể thực hiện phân chia di sản thừa kế không?

Nếu các anh bạn không đồng ý thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ba mẹ bạn để lại, bạn có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Theo Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết vụ việc này của gia đình bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

– Đơn khởi kiện theo mẫu.

– Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.

– Di chúc, giấy tờ về nhà đất, giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản với người thừa kế,…

Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm không quá 04 tháng, vụ án phức tạp được gia hạn một lần không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Một số lưu ý trong việc hạn chế phân chia di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 661 Bộ luật dân sự năm 2015, pháp luật quy định về hạn chế phân chia di sản như sau:

– Di sản sẽ chỉ được phân chia sau một thời gian nhất định, chỉ khi hết hạn thời hạn đó thì di sản mới được đem chia: nếu trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế.

– Trường hợp nếu như có việc phân chia di sản thừa kế, việc phân chia đó cõ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ chồng còn sống hay gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu với Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế hưởng nhưng chưa thực hiện việc chia di sản trong thời hạn nhất định.

Lưu ý: thời hạn chưa thực hiện việc phân chia di sản sẽ là không quá 03 năm, tính từ thời điểm mở thừa kế.

Pháp luật vẫn quy định được gia hạn thời hạn tiếp tục một lần nữa nhưng không được quá 03 năm nếu như bên còn sống chứng minh việc phân chia di sản vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thủ tục tách sổ đỏ theo di chúc năm 2023 như thế nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Lệ phí phải đóng khi tách sổ đỏ là bao nhiêu?

Thứ nhất, phí đo đạc tách thửa:
Đây là khoản phí chi trả cho tổ chức dịch vụ đo đạc, phí dịch vụ tùy từng đơn vị đo đạc. 
Thứ hai, phí thẩm định hồ sơ:
Nếu chỉ tách thửa rồi để đó thì sẽ không phải nộp khoản phí này, nhưng tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho sẽ phải nộp phí thẩm định hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho.
Thứ ba, lệ phí cấp bìa sổ mời: 
Lệ phí này sẽ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định.

Thời gian thực hiện thủ tục tách sổ đỏ theo di chúc là bao nhiêu?

Theo quy định, thời gian giải quyết không quá 15 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. 
Đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn: thời gian giải quyết không quá 25 ngày làm việc. 

Khi nào được từ chối nhận di sản thừa kế?

Theo quy định, việc từ chối nhận di sản chỉ cần thực hiện trước thời điểm phân chia di sản. Nếu như việc từ chối nhận di sản thừa kế nhằm mục đích trốn tránh nghĩa thực hiện nghĩa vụ tài sản thì dù có tiến hành từ chối nhận di sản thừa kế trước khi phân chia di sản thì vẫn vi phạm quy định pháp luật.
Ngoài ra, việc từ chối nhận di sản thừa kế phải bắt buộc được lập thành văn bản và gửi đến các đồng thừa kế, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.