Thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang vợ thế nào?

22/08/2023 | 11:55 41 lượt xem Gia Vượng

Sáng tên sổ đỏ là một quy trình quan trọng không thể thiếu trong quá trình giao dịch và chuyển nhượng bất động sản. Thủ tục này đóng vai trò quyết định về sự chuyển đổi chính chủ của tài sản và thường xuyên được thực hiện tại các cơ quan quản lý địa phương hoặc sở hữu đất đai. Tuy nhiên, không ít trường hợp phức tạp xuất hiện khi việc sáng tên sổ đỏ phải được thực hiện sau khi người đứng tên trên giấy tờ chứng nhận đã qua đời. Dưới đây là quy định pháp luật về thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang vợ năm 2023, mời bạn đọc tham khảo:

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về sổ đỏ như thế nào?

Sổ đỏ là một thuật ngữ phổ biến trong xã hội Việt Nam, được người dân sử dụng để đề cập đến một loại giấy chứng nhận đặc biệt, phản ánh quyền sử dụng đất dựa trên màu sắc đặc trưng của giấy chứng nhận. Trong quá khứ và cho đến tận ngày nay, pháp luật đất đai của Việt Nam không có sự đề cập đặc biệt đến “Sổ đỏ” hay “Sổ hồng”.

Trong quá trình phát triển của hệ thống giấy chứng nhận tài sản ở Việt Nam, có một loạt các loại giấy chứng nhận được sử dụng tùy theo từng giai đoạn. Các loại chứng nhận này bao gồm:

  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đây là tài liệu xác nhận quyền sử dụng đất của người sở hữu.
  2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: Ngoài quyền sử dụng đất, giấy này còn xác nhận quyền sở hữu về căn nhà cụ thể đối với người sở hữu.
  3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở: Chỉ xác nhận quyền sở hữu đối với căn nhà, không bao gồm đất đai.

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một mẫu giấy chứng nhận mới được áp dụng trên toàn quốc, và nó được gọi chung là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.” Giấy chứng nhận này có bìa màu hồng.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã kế thừa tên gọi của giấy chứng nhận mới này. Khoản 16 Điều 3 của Luật Đất đai 2013 đã cụ thể hóa rằng giấy chứng nhận này là “chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang vợ năm 2023

Tóm lại, thuật ngữ “Sổ đỏ” thường được sử dụng để chỉ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu đỏ, trong khi “Sổ hồng” bao gồm cả Sổ hồng theo mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới có màu hồng cánh sen. Hiện nay, người dân được cấp các loại Sổ hồng này để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tùy theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

Hồ sơ sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang vợ gồm những gì?

Một trong những tình huống phổ biến là khi một trong hai vợ chồng mất đi, và tài sản cần phải được chuyển nhượng hoặc thừa kế. Khi người chồng qua đời, người vợ không có quyền tự ý phân chia tài sản của người chồng mà phải tuân theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Hồ sơ sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang vợ gồm có:

– Chứng minh nhân dân.

– Sổ hộ khẩu.

– Giấy đăng ký kết hôn.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật có giá trị tương đương.

Tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế dựa trên di chúc (nếu có) hoặc tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà đất nơi có tài sản để tiến hành thủ tục đăng ký sang tên cho người vợ hoặc chồng còn sống.

Thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang vợ năm 2023

Để tránh những rắc rối và tranh chấp trong tài sản sau khi một trong hai vợ chồng mất đi, việc lập di chúc hoặc các thỏa thuận tài sản trước đó có thể giúp rõ ràng hóa việc phân chia tài sản và đảm bảo rằng ý muốn của người qua đời được thực hiện đúng theo ý định. Tuy nhiên, không phải ai cũng dự liệu những trường hợp này, thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang vợ như sau:

Trường hợp 1: Vợ còn sống, là người duy nhất hưởng di sản thừa kế sang tên sổ đỏ.

Với trường hợp người chồng mất, người vợ còn sống là người duy nhất hưởng di sản thừa kế, thủ tục sang tên sổ đỏ sẽ được thực hiện theo các bước sau:

  • Làm thủ tục khai tử tại Tư pháp xã/phường/trị trấn.
  • Liên hệ Văn phòng công chứng để tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
  • Đơn đề nghị đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất (theo mẫu).
  • Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế.
  • Bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của TAND có hiệu lực pháp luật.
  • Đơn đề nghị của người nhận thừa kế (theo mẫu).
  • Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
  • Bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu, CMND.

Trường hợp 2: Vợ còn sống, không phải là người duy nhất hưởng di sản thừa kế sổ đỏ.

Thứ nhất: Được người đồng thừa kế tặng, cho di sản thừa kế.

Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết sẽ như sau:

  • Làm thủ tục khai tử tại Tư pháp xã/phường/thị trấn;
  • Làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế kèm tặng cho tại văn phòng công chứng; (hoặc làm 2 văn bản phân chia di sản thừa kế + tặng cho)
  • Người vợ đem sổ đỏ, bản sao giấy Chứng tử, Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, bản phô tô sổ hộ khẩu và CMND của mình đến UBND xã (phường, thị trấn) làm thủ tục sang tên sổ đỏ.

Thứ hai: Tùy thuộc vào người đồng thừa kế.

Chồng mất nhưng không để lại di chúc, đồng thời người vợ còn sống nhưng không phải là người thừa hưởng duy nhất. Trong trường hợp này, thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng mất còn tùy thuộc vào người đồng thừa kế. Người vợ được hưởng 50% tài sản của mình. Một nửa còn lại phân chia cho người đồng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho vợ khi chồng chết trong trường hợp này như sau:

  • Chứng minh nhân dân;
  • Sổ hộ khẩu.;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết theo hình thức khai nhận di sản thừa kế dựa trên di chúc (nếu có) hoặc tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà đất, nơi có tài sản để tiến hành thủ tục.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang vợ năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý dịch vụ làm sổ đỏ, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí trước bạ phải nộp khi sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang vợ là bao nhiêu?

Tiền lệ phí phải nộp = Diện tích đất x Giá đất x 0,5%

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi sang tên sổ đỏ từ chồng đã mất sang vợ là bao nhiêu?

Với thuế thu nhập cá nhân, do sổ đỏ được chồng sang tên cho vợ nên được miễn phí thuế thu nhập.
Theo Điều 4, Khoản 1 và Khoản 4 của luật thuế thu nhập cá nhân 2007 đã nêu rõ những trường hợp chuyển nhượng bất động sản sau đây không phải đóng thuế:
Giữa vợ với chồng;
Giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
Giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
Giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
Giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể;
Giữa ông nội, bà nội với cháu nội;
Giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
Giữa anh, chị, em ruột với nhau.

Sổ đỏ đứng tên vợ hoặc chồng có phải là tài sản chung không?

Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.”
Như vậy, dù quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng nhưng nếu vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người thì được đứng tên một người. Hay nói cách khác, Giấy chứng nhận đứng tên một người vẫn có thể là tài sản chung.