Hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền trên đất diễn ra sôi động tại các thành phố lớn trên cả nước. Hoạt động chuyển nhượng đó là một dạng mua bán đặc biệt phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục pháp lý theo quy định mới đảm bảo độ an toàn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin co bạn đọc về thủ tục sang tên sổ đỏ khi mua đất. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là thủ tục sang tên sổ đỏ?
Sang tên sổ đỏ thực chất là cách gọi thông thường của người dân về thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Bên cạnh sang tên sổ đỏ, nhiều người dân còn gọi thủ tục này bằng nhiều tên gọi khác nhau như: chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục chuyển nhượng đất, thủ tục sang tên đổi chủ nhà đất, thủ tục sang tên sổ hồng, thủ tục sang nhượng đất, thủ tục sang tên đất, sang tên nhà đất, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục chuyển tên sổ đỏ,…
Thủ tục sang tên sổ đỏ khi mua đất (thay đổi tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Bước 1: Hai bên đến Văn phòng công chứng ký kết hợp đồng chuyển nhượng (hoặc hợp đồng tặng cho) quyền sử dụng đất; hai bên cần thống nhất trong hợp đồng:
– Bên nào phải thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế và lệ phí).
– Bên nào làm hồ sơ sang tên sổ đỏ.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhận phiếu hẹn tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 3: Nộp lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại bộ phận 1 cửa.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm
– Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính + bản sao chứng thực);
– CMTND, sổ hộ khẩu của các bên (bản sao chứng thực);
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (công chứng);
– Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (bản chính) (trong trường hợp hợp chia tách, hoặc hợp nhất nhiều thửa đất);
– Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (bản sao);
– Biên lại nộp nghĩa vụ tài chính (bản chính)
Nộp lệ phí trước bạ và nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
Lệ phí trước bạ = 0,5 % x Khung giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố quy định.
Thuế thu nhập cá nhân: Có hai phương pháp tính sau đây:
Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán)
Giá bán: là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng;
– Đối với đất có nguồn gốc Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất thì căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất;
– Đối với đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng từ các tổ chức, cá nhân thì căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (khi mua);
– Đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất là giá trúng đấu giá;
– Đối với đất có nguồn gốc không thuộc các trường hợp nêu trên thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định giá vốn.
Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua
Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).
Thời gian thực hiện
Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất thời gian giải quyết không quá 30 ngày).
Thủ tục công chứng sang tên sổ đỏ
Theo quy định Luật đất đai 2013, khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay còn gọi là sang tên sổ đỏ, trước tiên bạn phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền nhượng quyền sử dụng đất bao gồm các giấy tờ như sau:
Đối với bên chuyển nhượng, bên tặng cho phải chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
- Sổ hộ khẩu;
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân);
- Hợp đồng ủy quyền.
Đối với bên được chuyển nhượng, được tặng cho sẽ phải chuẩn bị:
- Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
- Sổ hộ khẩu;
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân.
Nộp hồ sơ
Các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần mang theo hồ sơ đến văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng để thực hiện công chứng.
Giải quyết hồ sơ
Khi hai bên mang hồ sơ đến phòng công chứng để làm thủ tục, công chứng viên sẽ kiểm tra lại một lần nữa trường hợp đủ điều kiện, không có sai sót thì tiến hành soạn thảo hợp đồng mua bán và cho công chứng viên cho các bên xem lại hợp đồng.
Nếu hai bên thống nhất các điều khoản trong hợp đồng thì tiến hành lăn tay và ký vào hợp đồng (trường hợp chưa hiểu rõ hoặc cần hoàn thiện hợp đồng, công chứng viên sẽ giải thích cụ thể và sẽ bổ sung thêm các điều khoản mà hai bên yêu cầu sao cho thích hợp nhất).
Hợp đồng mua bán thông thường sẽ được lập thành 05 bản chính giống nhau, phòng công chứng giữ 01 bản chính, còn lại 4 bản còn lại sẽ trả cho người mua.
Khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho văn phòng đăng ký đất đai phải nộp hai bản chính hợp đồng mua bán tại văn phòng đăng ký đất đai. Hai bản còn lại sẽ được chia đều cho hai bên mua và bán, mỗi bên giữ 01 bản chính của hợp đồng mua bán.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục sang tên sổ đỏ khi mua đất”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sổ đỏ chung cư có thời hạn bao nhiêu năm?
- Thủ tục tách sổ đỏ khi bán đất năm 2022
- Làm gì khi ở 20 năm tái định cư vẫn chưa có sổ đỏ?
Câu hỏi thường gặp
Hai bên mua và bán cần chuẩn bị các những giấy tờ như đã nêu trên để làm hồ sơ chuyển nhượng.
Hai bên cần đến văn phòng quản lý đất đai, Ủy ban nhân dân (UBND) xã/phường, thị trấn để nộp hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của các bên tham gia thực hiện giao dịch thì văn phòng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra và thẩm định các giấy tờ để đảm bảo những giấy tờ hai bên cung cấp đều hợp lệ và có giá trị pháp luật tại thời điểm chuyển nhượng.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.
Cán bộ có thể yêu cầu bổ sung giấy tờ nếu cần thiết để giao dịch diễn ra thuận lợi hơn.