Thủ tục mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ năm 2023 như thế nào?

02/06/2023 | 16:10 36 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn gửi câu hỏi nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Cụ thể là tôi có được một người bạn giới thiệu mua đất nông nghiệp, đất nông nghiệp này có được chia làm hai thửa thì một thửa đã được cấp sổ đỏ, một thửa chưa được cấp. Tôi thắc mắc không biết rằng sẽ xử lý việc mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ như thế nào? Thủ tục mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ năm 2023 như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, tại nội dung bài viết sau, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về sổ đỏ như thế nào?

Sổ đỏ hay bìa đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho các khu vực ngoài đô thị (nông thôn), được quy định tại nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính.

Các loại đất được cấp sổ đỏ: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất làm nhà ở thuộc nông thôn. Hình thức bên ngoài sổ có màu đỏ đậm, do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng.

Ngoài ra, đa phẩn sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình, nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình. Trong khi đó, đối với sổ hồng thì chuyển nhượng, giao dịch chỉ cần chữ ký của người hoặc những người đúng tên trên giấy chứng nhận.

Thủ tục mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ năm 2023 như thế nào?

Thủ tục mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ năm 2023 như thế nào?

Thủ tục mua đất nông nghiệp có sổ đỏ hay chính là việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải được thực hiện theo trình tự pháp luật quy định. Việc mua đất nông nghiệp có sổ đỏ/giấy chứng nhận được thực hiện theo trình tự tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Thỏa thuận về việc mua bán, ký kết hợp đồng mua bán/chuyển nhượng

Các bên tiến hành thỏa thuận về giá, phương thức thanh toán…và các điều khoản khác trong hợp đồng. Việc thỏa thuận này dựa trên sự tự nguyện, đồng nhất, không bị đe dọa, cưỡng ép.

Sau khi thống nhất, thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng, các bên thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã. 

Hồ sơ các bên cần chuẩn bị thường gồm có:

– Hồ sơ chứng minh quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận;

– Hồ sơ về nhân thân của các bên: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn sử dụng;

– Hồ sơ chứng minh quan hệ nhân thân: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân/giấy chứng nhận kết hôn;

– Giấy ủy quyền (nếu có);

– Các giấy tờ hợp pháp khác theo yêu cầu của công chứng viên/người có thẩm quyền chứng thực;

Bước 2: Nộp hồ sơ sang tên quyền sử dụng đất

Hồ sơ sang tên quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký đất đai/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền.

Thông thường hồ sơ bao gồm: Toàn bộ hồ sơ, giấy tờ đã ký kết tại văn phòng công chứng, tờ khai lệ phí trước bạ, tờ khai thuế thu nhập cá nhân, tờ đơn đăng ký biến động đất đai…

Bước 3: Nộp thuế, phí, lệ phí và nhận kết quả

Theo thông báo về thuế, lệ phí, phí của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các bên nộp hồ sơ thực hiện đóng nộp đầy đủ các loại thuế phí trước khi nhận kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mang tên bên mua (sang tên theo hình thức ghi nhận thông tin biến động tại phần IV của sổ đỏ hoặc cấp đổi giấy chứng nhận nếu có nhu cầu).

Xử lý việc mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ như thế nào?

Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn mong muốn mua thửa đất nông nghiệp chưa có sổ đỏ và cần sự hỗ trợ của chúng tôi trong cách xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh từ việc mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ này. Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Một là, hiện nay pháp luật đất đai không cho phép việc mua bán đất/chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi bên bán chưa được cấp Giấy chứng nhận/sổ đỏ (Điều 188 Luật Đất đai 2013).

Hai là, trong trường hợp vẫn muốn nhận chuyển nhượng/mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ thì bạn phải thực hiện:

Bước 1: Cấp sổ đỏ lần đầu cho thửa đất nông nghiệp

Chủ sử dụng đất hiện tại/bên bán thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho thửa đất nông nghiệp mình đang quản lý, sử dụng theo trình tự, thủ tục luật định.

Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được quy định tại Điều 105 Luật Đất đai 2013 như sau:

Điều 105. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Bước 2: Ký kết hợp đồng mua bán/chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Các bên thực hiện thủ tục mua bán/chuyển nhượng quyền sử dụng đất như các bước chúng tôi đã nêu trên.

Bước 3: Thực hiện sang tên quyền sử dụng đất

Sang tên quyền sử dụng đất từ bên bán sang bên mua được thực hiện tại văn phòng đăng ký đất đai/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền.

Vậy nên, nếu muốn mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ thì trước hết bên bán phải thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, sau đó tiến hành chuyển nhượng/mua bán theo trình tự, thủ tục luật định.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ năm 2023 như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về thủ tục chia thừa kế nhà đất. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian để hoàn thành thủ tục cấp sổ đỏ là bao lâu?

Thời gian giải quyết thủ tục cấp Sổ đỏ tối đa là 30 ngày (khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP);
– Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất…
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Cơ quan nào có thẩm quyền nào được cấp lại/cấp đổi sổ đỏ bị mờ, rách, mất?

Về vấn đề xin cấp lại sổ đỏ bị mất, rách, ố nhòe, Điều 37 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định như sau: Đối với những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận xin cấp đổi lại thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. 

Những trường hợp nào sẽ không được cấp sổ đỏ?

Theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP những trường hợp không được cấp Sổ đỏ, gồm:
Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.