Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở thế nào?

03/08/2023 | 16:30 30 lượt xem Tư Vấn Luật Đất Đai

Tùy thuộc vào vị trí, công dụng,… mà sẽ được phân thành những loại đất khác nhau, chuyển đổi mục đích sử dụng đất có thể hiểu là việc nhờ cơ quan có thẩm quyền xem xét việc chuyển đổi từ loại đất này sang loại đất khác ví dụ chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Vây thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở năm 2023 như thế nào? Nếu quy đọc giả đang tìm hiểu về vấn đề này hoặc quan tâm đến quy định luật đất đai thì Tư vấn luật đất đai sẽ giải đáp qua bài viết sau đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, gồm:

  • Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…
  • Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…
  • Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…
  • Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Đất trồng cây lâu năm có được lên thổ cư không?

Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Trong khi đó, đất thổ cư hay còn gọi là đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp dùng để xây dựng các công trình, nhà ở.

Tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

  1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Theo đó, điểm d khoản 1 nêu trên quy định trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tóm lại, người sử dụng đất trồng cây lâu năm được phép chuyển mục đích sử dụng lên đất thổ cư nhưng phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Để được phép xây nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ

Khi có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn xin phép theo Mẫu số 01.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Lưu ý: Trong giai đoạn này cơ quan thuế sẽ gửi thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính, khi nhận được thông báo hộ gia đình, cá nhân nộp tiền theo thời hạn và số tiền trên thông báo (cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng được hướng dẫn ở mục sau).

Bước 4. Trả kết quả

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Thời gian trên không tính các ngày nghỉ, lễ, tết, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích

Khi chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích.

Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định:

Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Theo quy định trên, khi chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang thổ cư tiền sử dụng đất mà hộ gia đình, cá nhân phải nộp là khoản tiền chênh lệch giữa hai loại đất này; được mô tả cụ thể theo công chức sau:

Tiền sử dụng đất = Tiền sử dụng theo giá đất ở – Tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp

Quy định trên được thể hiện theo công thức tính sau:

Tiền sử dụng đất=Tiền sử dụng theo giá đất ởTiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp

Ví dụ: Ông B muốn chuyển 60m2 đất trồng vải sang đất ở; được biết giá đất ở theo bảng giá đất tại vị trí thửa đất của ông B là 03 triệu đồng/m2đất trồng cây lâu năm (đất nông nghiệp) là 200.000 đồng/m2.

Số tiền sử dụng đất ông B phải nộp khi chuyển sang đất ở là 168 triệu đồng.

Giải thích cách tính:

– Tiền sử dụng đất theo giá đất ở của thửa đất ông B là 180 triệu đồng (60m2 x 03 triệu đồng).

– Tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp của thửa đất ông B là 12 triệu đồng (60m2 x 200.000 đồng).

Số tiền sử dụng đất phải nộp là 168 triệu đồng (180 – 12).

Có thể thấy nếu bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành mà giá đất ở tăng cao nhưng giá đất nông nghiệp tăng ít thì người dân sẽ phải nộp nhiều tiền sử dụng đất hơn khi chuyển mục đích sử dụng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thỏa thuận bồi thường thu hồi đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Muốn xây nhà trên đất trồng cây hàng năm cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất không?

Người muốn xây nhà trên đất này sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất phi nông nghiệp là đất ở.

Chuyển mục đích sử dụng đất cần đóng thuế không?

Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ chuyển mục đích sử dụng đất là 0,5% nếu không thuộc trường hợp được miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 140/2016/NĐ-CP.

Trường hợp thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm là 50 năm?

Theo khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là 50 năm đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo khoản 2 Điều 129 Luật Đất đai 2013 với hạn mức giao đất trồng cây lâu năm như sau:
Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
Không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định.
Từ quy định trên, đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng cây lâu năm được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất với hạn mức theo quy định thì thời hạn sử dụng đất là 50 năm.
Khi hết thời hạn thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định nếu có nhu cầu.