Ký hiệu đất trồng cây lâu năm là gì năm 2023

01/08/2023 | 17:54 47 lượt xem Trà Ly

Mỗi một loại đất sẽ có một ký hiệu riêng để có thể ký hiệu một cách dễ dàng hơn trong giấy chứng nhận hay bản đồ địa chính. Dựa vào ký hiệu riêng, người đọc có thể nhận biết được mảnh đất đó là đất gì, có mục đích sử dụng như thế nào. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chưa nắm được các ký hiệu đất dẫn đến không biết thửa đất đó là đất gì. Vậy, Ký hiệu đất trồng cây lâu năm là gì? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 27/2018/TT-BTNMT
  • Luật Đất đai năm 2013
  • Thông tư 25/2014/TT-BTNMT

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Có nhiều mảnh đất được người dân sử dụng để trồng cây. Tuy nhiên để biết được mảnh đất đó có đucowj sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm không, ta cùng tìm hiểu đất trồng cây lâu năm là gì? Đất trồng cây lâu năm được quy định là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Căn cứ phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định thì loại đất này sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, gồm:

– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến (như cây măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ…)

– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được (cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…)

– Cây dược liệu lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu (hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…)

– Các loại cây lâu năm khác: Là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…).

Ngoài ra, đất trồng cây lâu năm còn bao gồm cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Tại sao cần nắm được về ký hiệu các loại đất?

Ký hiệu của các loại đất được thể hiện ngay trên bản đồ địa chính, trích đo địa chính. Tuy nhiên, trên thực tế thì có không ít người chưa thật sự hiểu rõ về các ký hiệu này hoặc có thể nhầm lẫn giữa các ký hiệu.

Theo khoản 6 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định mục đích sử dụng đất được ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể với các loại đất, ví dụ: Đất trồng lúa nước, đất trồng cây lâu năm, đất làm muối,…

Theo đó, tên gọi của các loại đất và mục đích sử dụng của thửa đất khi ghi trên bản đồ địa chính được viết dưới dạng ký hiệu. Như vậy, việc xác định được đúng ký hiệu các loại đất sẽ giúp cho người sử dụng đất xác định được mục đích sử dụng của các loại đất này, qua đó sử dụng đất đúng với mục đích, đúng thời hạn và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ với loại đất đó.

Ký hiệu đất trồng cây lâu năm là gì năm 2023

Ký hiệu đất trồng cây lâu năm là gì?

Có nhiều người sử dụng đất muốn xem thửa đất của mình có phải đất trồng cây lâu năm hay không nhưng không biết ký hiệu đất trồng cây lâu năm là gì hoặc nhầm lẫn với các ký hiệu của mảnh đất khác. Chính vì vậy, để nắm rõ hơn về thông tin của thửa đất thì người sử dụng đất cần biết dược ký hiệu đất trồng cây lâu năm là gì?

Theo Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai sẽ được phân thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đối với từng loại đất cụ thể thì thông tin về mục đích sử dụng của thửa đất được ghi rõ trong Giấy chứng nhận, bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính.

Pháp luật về đất đai quy định mỗi loại đất hiện nay đều có ký hiệu riêng trong bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính. Trong đó, đất trồng trồng cây lâu năm thuộc loại đất nông nghiệp và có ký hiệu riêng. Căn cứ quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, ký hiệu của các loại đất nông nghiệp thuộc nhóm đất nông nghiệp hiện nay như sau:

STTLoại đất nông nghiệpMã/Ký hiệu đất
1Đất chuyên trồng lúa nướcLUC
2Đất trồng lúa nước còn lạiLUK
3Đất lúa nươngLUN
4Đất bằng trồng cây hàng năm khácBHK
5Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khácNHK
6Đất trồng cây lâu nămCLN
7Đất rừng sản xuấtRSX
8Đất rừng phòng hộRPH
9Đất rừng đặc dụngRDD
10Đất nuôi trồng thủy sảnNTS
11Đất làm muốiLMU
12Đất nông nghiệp khácNKH

Có thể thấy, mỗi loại đất nông nghiệp trong nhóm đất nông nghiệp sẽ có các ký hiệu khác nhau. Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thì đất trồng cây lâu năm có ký hiệu là CLN.

Thông tin liên hệ

Tư vấn Luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Ký hiệu đất trồng cây lâu năm là gì năm 2023. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan và các thông tin pháp lý như mẫu hợp đồng thuê nhà ngắn gọn. Nếu bạn gặp khó khăn về pháp lý, hãy liên hệ cho chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đất trồng cây lâu năm khác gì với đất vườn?

Theo hướng dẫn lập biểu kèm theo Quyết định số 507/1999/QĐ-TCĐC ban hành hệ thống biểu mẫu thống kê diện tích đất đai sử dụng thống nhất trong cả nước quy định:
“Diện tích đất vườn gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư trồng xen kẽ giữa các loại cây hàng năm với cây lâu năm hoặc giữa các cây lâu năm mà không thể tách riêng để tính diện tích cho từng loại”.
Như vậy, có thể thấy điểm khác biệt lớn nhất của đất trồng cây lâu năm và đất vườn chính là mục đích sử dụng. Trong đó:
– Đất vườn là loại đất vừa có thể trồng cây lâu năm và cây hàng năm.
– Đất trồng cây lâu năm: Chỉ được trồng những loại cây chỉ cần trồng một lần nhưng sinh trưởng và thu hoạch trong nhiều năm gồm cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu lâu năm…

Có được xây nhà trên đất trồng cây lâu năm không?

Tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Như vậy, người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích ghi trong GCNQSDD, trường hợp muốn xây dựng nhà ở phải xin phép cơ quan có thẩm quyền và chỉ được xây dựng nhà ở khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở (theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013).