Thông tư hướng dẫn kiểm định chất lượng công trình mới 2023

03/07/2023 | 14:53 488 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay quy định về kiểm định chất lượng công trình công cộng sẽ có những gì cần lưu ý. Trước đây tôi làm bên bộ phận kỹ thuật của các công trình xây dựng công cộng như đường sá, bệnh viện, công viên… Tuy nhiên mới đây tôi được luân chuyển sang bộ phận khác. Công việc của tôi có liên quan đến cả việc kiểm định chất lượng công trình. Tôi nghe nói hiện nay có thông tư hướng dẫn kiểm định chất lượng công trình. Tôi muốn được biết tên và tải văn bản này về xem thì có thể tham khảo ở đâu? Rất mong được Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư nhiều lắm.

Cảm ơn bạn tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư tư vấn luật đất đai xin được tư vấn cho bạn như sau:

Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng

Hiện nay việc quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng cần tuân thủ theo những quy định của luật. Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng được hiểu như sau:

1. Công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng phải tuân thủ các quy định tại Điều 4, khoản 7 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP).

2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ thiết kế, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, chỉ dẫn kỹ thuật và quy định của hợp đồng xây dựng để lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm. Nội dung chủ yếu của kế hoạch tổ chức thí nghiệm bao gồm: đối tượng thí nghiệm (vật liệu, cấu kiện, kết cấu công trình, thiết bị công trình), các phép thử tương ứng và thời điểm thí nghiệm dự kiến; phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được sử dụng. Nhà thầu thi công xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xây dựng cung cấp thông tin, tài liệu và làm rõ các nội dung liên quan trong quá trình lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, chấp thuận kế hoạch tổ chức thí nghiệm do nhà thầu thi công xây dựng trình. Công tác thí nghiệm phải được thực hiện theo đúng kế hoạch tổ chức thí nghiệm đã được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch tổ chức thí nghiệm thì phải được chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện.

Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng được quy định như thế nào?

Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng được nhiều người quan tâm. Các tiêu chí, các thông số kỹ thuật, các bản thiết kế… đều cần tuân thủ theo điều kiện được đặt ra. Hiện nay Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng được quy định như sau:

1. Việc quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 4, khoản 10 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt và thiết kế biện pháp thi công đã được chấp thuận;

b) Khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình bị sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,…) cần phải được quan trắc nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.

2. Đề cương quan trắc do nhà thầu lặp, trình chủ đầu tư chấp thuận phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: đối tượng, phạm vi, thông số, tần suất, thời điểm quan trắc; nhân lực, thiết bị quan trắc; quy trình thực hiện quan trắc; phương pháp phân tích, xử lý số liệu quan trắc; đánh giá, kết luận kết quả quan trắc; đề xuất, kiến nghị (nếu có).

3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc, tổng hợp kết quả quan trắc đối với từng chu kỳ theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Trường hợp kết quả quan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn chịu lực của công trình thì nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng để có ý kiến đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

4. Trường hợp kết quả quan trắc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện có dấu hiệu không trung thực hoặc không đảm bảo độ tin cậy thì chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện một số nội dung quan trắc cần thiết nhằm đánh giá lại kết quả quan trắc. Nếu kết quả quan trắc độc lập chứng minh được sai sót hoặc vi phạm của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu này phải kịp thời xử lý, khắc phục và chi trả chi phí phát sinh cho công tác quan trắc độc lập.

5. Trường hợp công trình gồm nhiều gói thầu hoặc do nhiều nhà thầu thi công xây dựng thực hiện, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng có thể thỏa thuận để một nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc chung hoặc có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện công tác quan trắc công trình.

Thông tư hướng dẫn kiểm định chất lượng công trình thế nào?

Thông tư hướng dẫn kiểm định chất lượng công trình là nội dung thể hiện những quy định có liên quan đến việc kiểm định công trình xây dựng. Nó bao gồm thủ tục thực hiện kiểm định xây dựng, Những quy định này hiện nay được thể hiện như sau:

1. Trình tự thực hiện kiểm định xây dựng:

a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo quy định tại Đỉều 7 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (sau đây gọi là Nghị định số 69/2021/NĐ-CP) tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ kiểm định; lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng đủ điều kiện năng lực và phù hợp với nội dung nhiệm vụ kiểm định để thực hiện;

b) Tổ chức kiểm đinh xây dựng được lựa chọn lập đề cương kiểm định trình cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản này phê duyệt, thực hiện kiểm định theo đề cương đã được phê duyệt và lập báo cáo kết quả kiểm định trình cơ quan nêu trên để được xem xét, nghiệm thu theo quy định.

2. Đề cương kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:

a) Mục đích, yêu cầu, đối tượng và nội dung kiểm định;

b) Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng;

c) Thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thực hiện kiểm định (nếu có);

d) Quy trình, phương pháp thực hiện kiểm định;

đ) Tiến độ thực hiện kiểm định;

e) Dự toán chi phí kiểm định;

g) Các nội dung cần thiết khác.

3. Báo cáo kết quả kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:

a) Căn cứ thực hiện kiểm định;

b) Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định;

c) Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định;

d) Các kết quả thí nghiệm, quan trắc, tính toán, phân tích và đánh giá;

đ) Kết luận về nội dung kiểm định và kiến nghị (nếu có).

Thông tư hướng dẫn kiểm định chất lượng công trình thế nào

Tải xuống Thông tư hướng dẫn kiểm định chất lượng công trình

Sau khi tìm hiểu về các nội dung được quy định tại Thông tư hướng dẫn kiểm định chất lượng công trình, chúng tôi xin mời bạn đọc tham khảo và tải xuống Thông tư hướng dẫn kiểm định chất lượng công trình dưới đây như sau:

Đây là nội dung tại Thông tư 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và Nghị định 44/2016/NĐ-CP về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Theo đó, chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (VSLĐ) trong thi công xây dựng công trình bao gồm:

– Chi phí lập và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn;

– Chi phí huấn luyện an toàn, VSLĐ; chi phí thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị; chi phí thông tin, tuyên truyền về an toàn, VSLĐ;

– Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

– Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;

– Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; chi phí tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động.

Chi phí đảm bảo an toàn, VSLĐ trong thi công xây dựng công trình quy định nêu trên là một nội dung của chi phí gián tiếp trong chi phí xây dựng của dự toán xây dựng công trình, được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [121.00 KB]

Chi phí đảm bảo an toàn vệ sinh lao động đối với công trình xây dựng thế nào?

Hiện nay còn một nội dung rất quan trọng đối với công trình xây dựng là chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với công trình xây dựng. Những quy định về vấn đề này hiện nay sẽ là tổng hợp của những loại chi phí cụ thể bên dưới đây:

1. Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm:

a) Chi phí lập và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn;

b) Chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; chi phí thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị; chi phí thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

d) Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;

đ) Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; chi phí tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động.

2. Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều này là một nội dung của chi phí gián tiếp trong chi phí xây dựng của dự toán xây dựng công trình, được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thông tư hướng dẫn kiểm định chất lượng công trình thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý chia thừa kế đất hộ gia đình…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

 Đánh giá an toàn công trình xây dựng thế nào?

Tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn công trình là tổ chức kiểm định đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 15/2021/NĐ-CP). Phạm vi hoạt động của tổ chức này được thực hiện như đối với tổ chức kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.
2. Việc đánh giá an toàn công trình được thực hiện theo quy trình do Bộ Xây dựng ban hành.
3. Thời điểm và tần suất đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Thời điểm đánh giá an toàn công trình lần đầu được thực hiện sau thời gian 10 năm kể từ khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định pháp luật;
b) Đối với lần đánh giá tiếp theo, việc đánh giá an toàn công trình được thực hiện theo tần suất 05 năm/Iần.

Chi phí đánh giá an toàn công trình là bao nhiêu?

Chi phí đánh giá an toàn công trình là một thành phần thuộc chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
1. Chi phí thực hiện khảo sát, lập hồ sơ hiện trạng công trình (nếu có).
2. Chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình.
3. Chi phí thuê tổ chức thẩm tra đề cương đánh giá an toàn công trình, chi phí thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình (nếu có).
4. Các chi phí khác có liên quan.

Công bố công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế thế nào?

Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lập và gửi báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Báo cáo bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: tên công trình; địa điểm xây dựng; loại và cấp công trình; tên và địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình; các thông số kỹ thuật chính của công trình; thời hạn sử dụng theo thiết kế và thời điểm hết thời hạn sử dụng của công trình; dự kiến phương án xử lý đối với công trình sau khi hết thời hạn sử dụng.