Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?

22/08/2022 | 09:49 257 lượt xem Thanh Loan

Khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có hiệu lực thì trong một thời gian nhất định cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Vậy thì thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu? Dưới đây là thời hạn được chi trả tiền bồi thường thu hồi đất mà người dân cần nắm rõ.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?

Theo quy định tại Điều 93 Luật Đất đai 2013 quy định về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì thời hạn bồi thường cho người bị thu đất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành.

  1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
  2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
  3. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
  4. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.
  5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền thu hồi đất không?

Căn cứ quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013 có quy định thẩm quyền thu hồi đất:

1.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2.Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3.Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Uỷ ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền thu hồi đất, mà chỉ thực hiện quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Uỷ ban nhân dân cấp huyện cũng như quyết định thu hồi đất mà Uỷ ban nhân dân cấp huyện được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.

Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?

Khi Nhà nước thu hồi đất được hưởng các khoản hỗ trợ nào?

Khi Nhà nước thu hồi đất về nguyên tắc thì người sử dụng đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật Đất đai 2013 còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ các khoản chi phí khác:

Thứ nhất, là khoản hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất (Được hướng dẫn tại Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

Khoản hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất được áp dụng với các đối tượng:

  • Hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp khi thực hiện các nghị định gồm: Nghị định số 64/CP của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ quy định về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai, khoản 1 Điều 54 của Luật đất đai;
  • Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình căn cứ tại điểm a khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó;
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc các đối tượng đủ điều kiện để được giao đất nông nghiệp tại điểm a khoản này đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, được tặng cho, nhận thừa kế, khai hoang theo quy định, được UBND cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó;
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp;
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do nhận giao khoán đất của các nông, lâm trường quốc doanh hoặc các công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông, lâm trường quốc doanh đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp, có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó;
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do nhận giao khoán đất của các tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó;
  • Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi thu hồi đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất.

2. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở

3. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người VN định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở ( hướng dẫn tại Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP)

Việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người VN định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 83 của Luật Đất đai:

  • Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất
  • Với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người VN định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. UBND cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.

4. Hỗ trợ khác (hướng dẫn tại Điều 23, 24, 25 Nghị định 47/2014/NĐ-CP)

  • Hỗ trợ người thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước. Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển tài sản theo quy định của UBND cấp tỉnh.
  • Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn. Với trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ cao nhất có thể bằng mức bồi thường; mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
  • Hỗ trợ khác khi Nhà nước thu hồi đất
  • Ngoài việc hỗ trợ tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23 và 24 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và công bằng đối với người có đất thu hồi; với trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai thì UBND cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt?

Theo Điều 87 Luật Đất đai 2013 quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt như sau:
1. Đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế – xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng, các dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Thủ tướng Chính phủ quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Đối với dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức quốc tế, nước ngoài mà Nhà nước Việt Nam có cam kết về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện theo khung chính sách đó.
3. Đối với trường hợp thu hồi quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 65 của Luật này thì người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để ổn định đời sống, sản xuất theo quy định của Chính phủ.

Nhận tiền bồi thường thu hồi đất tại đâu?

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích xã có được bồi thường chi phí đầu tư không?

Khoản 1d Điều 76 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
a) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;
b) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
c) Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
d) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.