Tải xuống miễn phí Mẫu giấy ủy quyền đấu thầu mới năm 2023

18/04/2023 | 21:06 552 lượt xem Trà Ly

Vì những lí do bất khả kháng không thể có mặt để đấu thầu, doanh nghiệp có thể ủy quyền đấu thầu để đại diện cho mình tham gia. Để giấy ủy quyền đấu thầu được hợp pháp, doanh nghiệp cần viết giấy ủy quyền một cách chính xác. Để viết được giấy ủy quyền đấu thầu một cách hợp lệ, cần nắm được những quy định về ủy quyền đấu thầu. Pháp luật có quy định cụ thể về ủy quyền trong đấu thầu ra sao. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi viết giấy ủy quyền đấu thầu, hãy tham khảo Mẫu giấy ủy quyền đấu thầu dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật đấu thầu 2013
  • Nghị định số 63/2014/NĐ-CP 

Quy định Ủy quyền đấu thầu

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 142 Bộ luật dân sự 2015 thì đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

Theo đó, người đại diện thực hiện mọi hành vi trong phạm vi được ủy quyền. Việc ủy quyền sẽ xác định một hoặc một nhóm đối tượng cụ thể để làm người đại diện. Việc thực hiện công việc phải do người đại diện thực hiện và chỉ có thể giao cho người khác thực hiện khi trong hợp đồng ủy quyền có quy định.

Những chủ thể sử dụng giấy ủy quyền này sẽ phải chịu trách nhiệm bản thân với những giao dịch này theo khoản 1 Điều 145 Bộ luật dân sự 2015: 

Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.

Đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Nhà thầu chính được hiểu là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Hợp đồng trong đấu thầu được quy định theo khoản 32 Điều 3 Luật đấu thầu 2013 như sau: 

Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư.

Tải xuống Mẫu giấy ủy quyền đấu thầu mới năm 2023

Có thể ký bảo đảm dự thầu mà không cần có giấy ủy quyền hay không?

Căn cứ Điều 85 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện của pháp nhân như sau:

Điều 85. Đại diện của pháp nhân

Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần này.

Giao dịch ở đây là do chi nhánh tham gia, chi nhánh làm chủ thể giao dịch dân sự. Do đó, giám đốc chi nhánh (tức là “người đại diện theo pháp luật” của chi nhánh) phải là người ký hợp đồng. Người khác muốn ký thì phải có văn bản ủy quyền (tức là làm “đại diện theo ủy quyền” cho chi nhánh). Việc ký hợp đồng mà không có ủy quyền là không phù hợp với pháp luật về đại diện theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Do đó, nhà thầu phải cung cấp thêm giấy ủy quyền để xác định việc hợp đồng với chi nhánh là hợp pháp.

Giấy ủy quyền của nhà thầu thế nào là hợp lệ?

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định một trong các điều kiện đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu là có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Theo hướng dẫn tại Mục 20.3 Chương I của Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT, đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ hồ sơ dự thầu, bảng giá và các biểu mẫu khác tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà thầu hoặc người được ủy quyền hợp pháp ký tên và đóng dấu (nếu có), trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu hoặc bản chụp Điều lệ công ty, Quyết định thành lập chi nhánh được chứng thực hoặc các tài liệu khác chứng minh thẩm quyền của người được ủy quyền và được nộp cùng với hồ sơ dự thầu.

Tải xuống Mẫu giấy ủy quyền đấu thầu

Hướng dẫn viết Mẫu giấy ủy quyền đấu thầu

(1) Trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho bên mời thầu cùng với đơn đề xuất chỉ định thầu. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

(2) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

(3) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham dự thầu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống miễn phí Mẫu giấy ủy quyền đấu thầu mới năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Có thể thực hiện bảo đảm dự thầu thông qua các hình thức nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định về bảo đảm dự thầu như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.

Như vậy, có thể thực hiện bảo đảm dự thầu bằng một trong các hình thức như đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Có thể gia hạn thời gian bảo đảm dự thầu được hay không?

Căn cứ Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 quy định về việc gia hạn thời gian bảo đảm dự thầu như sau:
Điều 11. Bảo đảm dự thầu

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.
5. Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.
6. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
Theo đó, trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu.
Nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp
Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.