Tách sổ đỏ thừa kế như thế nào?

05/05/2023 | 15:04 29 lượt xem SEO Tài

Sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những loại giấy tờ quan trọng. Nó có giá trị pháp lý trong việc chứng minh quyền sử dụng của một chủ thể đối với đất đai. Trong một số trường hợp, một số chủ thể vì nhu cầu sử dụng mà họ đã thực hiện quyền tách thửa đất. Dựa vào đó, họ đã thực hiện thủ tục tách sổ đỏ. Tách sổ đỏ không còn là một vấn đề xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết rõ ràng về vấn đề này đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, đặc biệt là khi muốn tách sổ đổ thừa kế. Vậy tách sổ đỏ là gì? Tách sổ đỏ thừa kế như thế nào? Điều kiện được tách số đỏ đối với đất là di sản thừa kế ra sao? Hồ sơ xin tách sổ đỏ bao gồm những gì? Thời hạn giải quyết tách sổ đỏ là bao lâu? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.

Căn cứ pháp lý

Tách sổ đỏ là gì?

Tách sổ đỏ hay còn gọi là tách thửa là việc chia mảnh đất đã có sổ đỏ (Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất) thành nhiều mảnh đất khác với diện tích nhỏ hơn. Việc tách sổ phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Luật đất đai về diện tích tối thiểu được tách thửa.

Trong trường hợp ngoại lệ, nếu diện tích đất sau khi tách thửa nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng người sử dụng đất xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì vẫn được phép tách thửa, tách sổ đỏ (Khoản 3 Điều 29 Luật Đất đai 2013).

Điều kiện được tách số đỏ đối với đất là di sản thừa kế

Trường hợp nếu như mảnh đất này được thừa kế thì cần tiến hành văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và sau đó thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.

Điều kiện để một thửa đất được tách thửa bao gồm:

Một là, đất đai phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất.

Hai là, đất không thuộc diện đang có tranh chấp.

Ba là, quyền sử dụng đất không nằm trong diện bị đảm bảo kê biên thi hành án.

Bốn là, đất phải trong thời hạn sử dụng đất nếu như đất có thời hạn sử dụng.

Năm là, thửa đất đáp ứng được các điều kiện về diện tích tách thửa và kích thửa chiều cạnh tối thiểu.

Căn cứ quy định tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, diện tích tối thiểu tách thửa với từng loại đất sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp trên cơ sở điều kiện cụ thể của mỗi địa phương.

Thừa kế là gì? 

Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà hệ trước để lại. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Quan hệ thừa kế tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất, lưu thông phân phối của cải vật chất.Sự chiếm hữu vật chất này thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, đó là tiền đề để làm xuất hiện quan hệ thừa kế.Sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng với xã hội loài người.

Quyền thừa kế là gì?

Theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế là quyền của cá nhân để lại tài sản của mình sau khi chết cho người khác.

Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người khác theo ý chí của người đó khi còn sống hoặc theo một trình tự nhất định. Mặt khác, các quy phạm pháp luật ghi nhận và quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền của người có tài sản, quyền của người thừa kế và các chủ thể khác trong quan hệ thừa kế.

Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác . Những người có quyền nhận di sản họ có thể nhận hoặc không nhận di sản ( trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

Đối tượng của thừa kế là các tài sản , quyền tài sản thuộc quyền của người chết để lại ( trong một số trường hợp người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên , một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế ( tiền cấp dưỡng, tiền lương hưu…) vì pháp luật quy định chỉ có người đó mới có quyền được hưởng.

Tách sổ đỏ thừa kế

Tách sổ đỏ thừa kế như thế nào?

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa sau khi chuẩn bị hồ sơ bao gồm đầy đủ những giấy tờ trên sẽ nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng kí đất đai nơi đang có đất.

Trường hợp có nhu cầu

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ có thẩm quyền tiếp nhận kiểm tra. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiến hành các quy trình tiếp theo như sau:

– Tiến hành đo đạc địa chính để chia tách thửa đất.

– Văn phòng đăng kí đất đai thực hiện lập hồ sơ sau đó trình lên cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa.

– Sau đó thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 3: Hoàn tất và trao Giấy chứng nhận:

Sau khi hoàn tất thủ tục tách thửa đất xong, cơ quan có thẩm quyền trao Giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp; hoặc có thể gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Sau khi tách thửa, tách sổ đỏ xong, theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 95 Luật đất đai năm 2013, với việc tách thửa đất với phần di sản thừa kế thì phải thực hiện đăng kí biến động đất đai. Đây là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý. 

Lưu ý: thời gian giải quyết không quá 15 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. 

Đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn: thời gian giải quyết không quá 25 ngày làm việc. 

Hồ sơ xin tách sổ đỏ thừa kế

Căn cứ theo quy định tại Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ tách thửa đất bao gồm các giấy tờ như sau:

– Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK.

– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất.

Tách sổ đỏ mất bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 40 Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP  sửa đổi Nghị định hướng dẫn luật đất đai, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai: Tách thửa đất là không quá 15 ngày.

Thời gian quy định này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tách sổ đỏ thừa kế”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline: 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Viết mẫu đơn đề nghị tách thửa đất như thế nào?

– Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;
– Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau:
+ Đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch;
+ Đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất; trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng;
+ Đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Điểm 2 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;
– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.

Lệ phí chịu khi tách sổ đỏ thừa kế là bao nhiêu?

Phí đo đạc để tách thửa: 
Phí đo đạc này là một khoản tiền người dân phải chịu trách nhiệm trả cho dịch vụ đo đạc, khi đo đạc có thể thuê đơn vị đo đạc ngoài để thực hiện.
Thực tế, thường phí đo đạc sẽ dao động rơi vào khoảng từ 1,8 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng tùy từng nơi và từng cơ quan dịch vụ đo đạc.
Lệ phí trước bạ hồ sơ: 
Khoản phí này sẽ phải nộp khi việc tách thửa gắn liền với thủ tục chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất.
Theo quy định, chỉ được miễn lệ phí trước bạ khi nhận thừa kế và tặng cho quyền sử dụng đất; còn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì sẽ không được miễn lệ phí trước bạ.
Phí thẩm định hồ sơ: 
Trường hợp tách thửa mà thực hiện tiếp thủ tục chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sẽ phải nộp phí thẩm định hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho.
Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau theo quy định tại Thông tư 85/2019/TT-BTC.
Lệ phí cấp bìa sổ đỏ mới: 
Khoản phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ do  Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nhưng hầu hết các tỉnh, thành đều thu nhưng tối thiếu là 100 nghìn đồng.

Cần lưu ý gì trong việc hạn chế phân chia sổ đỏ thừa kế?

Theo quy định tại Điều 661 Bộ luật dân sự năm 2015, pháp luật quy định về hạn chế phân chia di sản như sau:
– Di sản sẽ chỉ được phân chia sau một thời gian nhất định, chỉ khi hết hạn thời hạn đó thì di sản mới được đem chia: nếu trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế.
– Trường hợp nếu như có việc phân chia di sản thừa kế, việc phân chia đó cõ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ chồng còn sống hay gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu với Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế hưởng nhưng chưa thực hiện việc chia di sản trong thời hạn nhất định.
Lưu ý: thời hạn chưa thực hiện việc phân chia di sản sẽ là không quá 03 năm, tính từ thời điểm mở thừa kế.
Pháp luật vẫn quy định được gia hạn thời hạn tiếp tục một lần nữa nhưng không được quá 03 năm nếu như bên còn sống chứng minh việc phân chia di sản vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình.