Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có bị phạt không?

15/11/2022 | 09:01 29 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hàng xóm của tôi rủ tôi làm mô hình du lịch sinh thái đồng quê. Chúng tôi có các vườn trái cây, thông thường chăm bón rồi bán cho lái buôn chứ không có cho khách du lịch tham quan. Nay anh hàng xóm rủ gia đình tôi chuyển đổi mô hình, cho phép khách du lịch vào thăm quan và phục vụ thức ăn cho họ. Như vậy có được không? Có cần xin phép cơ quan chính quyền không? Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có bị phạt không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Thế nào là hành vi sử dụng đất sai mục đích?

Sử dụng đất sai mục đích là hành vi sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất trái với mục đích sử dụng đất đã được ghi trong giấy chứng nhận hoặc quyết định giao, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hành vi sử dụng đất không đúng mục đích là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013.

Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có bị phạt không?
Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có bị phạt không?

Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có bị phạt không?

Đất trồng lúa thuộc loại đất nông nghiệp, Nhà nước có các chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai 2013 sẽ bị xử lý như sau:

1.Khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta ;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi đất không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất cụ thể như sau:

“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, sử dụng đất đúng mục đích là bắt buộc đối với người sử dụng đất; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và cũng có thể sẽ bị thu hồi.

Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai?

Căn cứ Điều 64 Luật Đất đai 2013, các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

“Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

2. Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có bị phạt không?
Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có bị phạt không?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Tư vấn luật đất đai tư vấn về Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích có bị phạt không?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Tư vấn luật đất đai luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.101.102 để được các chuyên gia pháp lý của Tư vấn luật đất đai tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ thu hồi đất khi sử dụng không đúng mục đích là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định rằng việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Thủ tục thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích thế nào?

Căn cứ Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất khi sử dụng không đúng mục đích được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất
Bước 2: Thẩm tra, xác minh thực địa (nếu cần thiết)
Bước 3: Thông báo thu hồi đất
Bước 4: Tiến hành thu hồi đất
Bước 5: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có)
Bước 6: Cập nhật thông tin địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận

Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
– Phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
– Phạt tiền từ 08 – 15 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;