Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay vấn đề hình thức sử dụng chung sổ đỏ ra sao? Ba mẹ chồng tôi có cho vợ chồng tôi một mảnh đất. Nếu như làm sổ đỏ thì cả hai vợ chồng tôi liệu có được cùng đứng tên trên sổ đỏ hay không? Sổ đỏ ghi hình thức sử dụng chung là sao theo quy định? Hình thức sử dụng chung trong sổ đỏ áp dụng đối với những đối tượng nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn giúp tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Phân biệt đất sử dụng chung và đất sử dụng riêng?
Tiêu chí | Đất sử dụng chung | Đất sử dụng riêng |
Người có quyền sử dụng đất | Thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất như: Một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài. | Thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất. |
Người có quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất | Một cá nhân: Toàn quyền quyết định.Một hộ gia đình: Phải có văn bản ghi nhận sự đồng ý của tất cả các thành viên gia đình.Hai vợ chồng:- Chuyển nhượng, tặng cho,… phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng.- Thừa kế: Trường hợp 1 người chết trước thì di sản thừa kế là ½ trị giá thửa đất | Theo điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013, khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất được quy định như sau:- Trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần nếu muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.- Trường hợp quyền sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất. |
Theo đó, hình thức sử dụng đất chung và sử dụng đất riêng trên sổ đỏ là ai có quyền sử dụng đất và quyền quyết định khi thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Trường hợp “sử dụng riêng” thì người sử dụng đất có toàn quyền quyết định, “sử dụng chung” phải có sự thỏa thuận khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
Sổ đỏ ghi hình thức sử dụng chung là sao theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về hình thức sử dụng đất được ghi trong sổ đỏ cụ thể như sau:
– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…) thì ghi “Sử dụng riêng” vào mục hình thức sử dụng;
– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng;
– Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo.
Ví dụ: Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2; Sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2.
Mục đích sử dụng đất được ghi trên sổ đỏ như thế nào?
Tại khoản 6 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về mục đích sử dụng đất được ghi trên sổ đỏ cụ thể như sau:
– Mục đích sử dụng đất ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể với các loại đất như sau:
+ Nhóm đất nông nghiệp gồm: “Đất chuyên trồng lúa nước”, “Đất trồng lúa nước còn lại”, “Đất trồng lúa nương”, “Đất trồng cây hàng năm khác”, “Đất trồng cây lâu năm”, “Đất rừng sản xuất”, “Đất rừng phòng hộ”, “Đất rừng đặc dụng”, “Đất nuôi trồng thủy sản”, “Đất làm muối”, “Đất nông nghiệp khác”;
+ Nhóm đất phi nông nghiệp gồm: “Đất ở tại nông thôn”, “Đất ở tại đô thị”, “Đất xây dựng trụ sở cơ quan”, “Đất quốc phòng”, “Đất an ninh”, “Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp”, “Đất xây dựng cơ sở văn hóa”, “Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội”, “Đất xây dựng cơ sở y tế”, “Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo”, “Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao”, “Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ”, “Đất xây dựng cơ sở ngoại giao”, “Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác”, “Đất khu công nghiệp”, “Đất cụm công nghiệp”, “Đất khu chế xuất”, “Đất thương mại, dịch vụ”, “Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp”, “Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản”, “Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm”, “Đất giao thông”, “Đất thủy lợi”, “Đất có di tích lịch sử – văn hóa”, “Đất có danh lam thắng cảnh”, “Đất sinh hoạt cộng đồng”, “Đất khu vui chơi, giải trí công cộng”, “Đất công trình năng lượng”, “Đất công trình bưu chính, viễn thông”, “Đất chợ”, “Đất bãi thải, xử lý chất thải”, “Đất công trình công cộng khác”, “Đất cơ sở tôn giáo”, “Đất cơ sở tín ngưỡng”, “Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa” hoặc “Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà hỏa táng” hoặc “Đất làm nhà hỏa táng” hoặc “Đất làm nhà tang lễ”, “Đất có mặt nước chuyên dùng”, “Đất phi nông nghiệp khác”;
– Thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất cho một người sử dụng đất vào nhiều mục đích quy định tại Điểm a Khoản này thì phải ghi đầy đủ các mục đích đó.
Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích mà trong đó đã xác định mục đích chính, mục đích phụ thì tiếp sau mục đích chính phải ghi “(là chính)”;
– Trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng, có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, trong đó mỗi người sử dụng đất vào một mục đích nhất định thì Giấy chứng nhận cấp cho từng người phải ghi mục đích sử dụng đất của người đó và ghi chú thích “thửa đất còn sử dụng vào mục đích… (ghi mục đích sử dụng đất khác còn lại) của người khác” vào điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận;
– Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà một phần diện tích được công nhận là đất ở và phần còn lại được công nhận sử dụng vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp thì lần lượt ghi “Đất ở” và diện tích được công nhận là đất ở kèm theo, tiếp theo ghi lần lượt từng mục đích sử dụng đất cụ thể thuộc nhóm đất nông nghiệp và diện tích kèm theo;
– Việc xác định mục đích sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2013 và Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đất ở 20 năm không có tranh chấp được cấp sổ đỏ không?
- Chính sách nhà ở cho sĩ quan quân đội
- Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Sổ đỏ ghi hình thức sử dụng chung là sao theo quy định?″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan về thủ tục cấp lại sổ đỏ… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Diện tích mảnh đất được ghi diện tích (số và chữ) của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.
Nhìn vào sổ đỏ người mua sẽ biết được cụ thể diện tích thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận. Đây căn cứ để tính số tiền chuyển nhượng và người mua cũng biết được diện tích trong giấy chứng nhận sẽ đối chiếu được với diện tích trên thực tế.
Thông thường hình thức sử dụng đất đối với thửa đất của hộ gia đình, cá nhân là sử dụng riêng (riêng của hộ gia đình, cá nhân đó) nhưng trong một số trường hợp có một phần diện tích là sử dụng chung.
– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…) thì ghi “Sử dụng riêng” vào mục hình thức sử dụng;
– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng;
-Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo.
– Nếu thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “lâu dài”.
– Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Nếu sử dụng đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.