Sổ đỏ có bắt buộc ghi tên hai vợ chồng không?

09/12/2022 | 09:12 91 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi vừa mới kết hôn. Vợ chồng tôi có đầu tư chứng khoán nên cũng lời được một số tiền. Hiện tại tôi muốn mua đất để bán lại hoặc sau này xây nhà. Không biết đây là tài sản chung của vợ chồng tôi thì việc đứng tên trên sổ đỏ như thế nào? Sổ đỏ có bắt buộc ghi tên hai vợ chồng không? Sổ đỏ của vợ chồng có thể ghi tên một người không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Tài sản riêng của vợ hoặc chồng được quy định thế nào?

Điều 43, 44 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: 

– Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

– Đặc biệt, Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Như vậy, nếu đất đai, nhà cửa… được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì bên còn lại không có quyền sử dụng, quyền sở hữu nếu không có thoả thuận nào khác.

Chính vì lẽ đó, đất đai, nhà cửa… là tài sản riêng của ai thì chỉ người đó có tên trên sổ đỏ (nếu như không có thoả thuận khác, ví dụ tài sản riêng của vợ nhưng vợ chồng thoả thuận nhập thành tài sản chung).

Tài sản chung của vợ, chồng được quy định ra sao?

Điều 33, Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 thì:

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Như vậy, nếu đất đai , nhà cửa… là tài sản chung của vợ chồng thì về nguyên tắc trên sổ đỏ sẽ ghi tên cả vợ và chồng, trừ khi hai bên có thoả thuận ghi tên một người.

Sổ đỏ có bắt buộc ghi tên hai vợ chồng không?
Sổ đỏ có bắt buộc ghi tên hai vợ chồng không?

Sổ đỏ có bắt buộc ghi tên hai vợ chồng không?

Tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên cả hai vợ chồng, tuy nhiên, do một lý do nào đó mà một bên không có điều kiện thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung.

Trong trường hợp này, vợ hoặc chồng lập Giấy ủy quyền có chứng nhận của công chứng viên cho người kia được thay mặt họ thực hiện một số công việc nhất định liên quan đến tài sản chung của vợ chồng (như cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng…).

Sau khi nhận ủy quyền, chỉ một mình người nhận ủy quyền cũng đủ tư cách tham gia giao dịch (trong phạm vi ủy quyền) mà pháp luật không đòi hỏi phải có sự tham gia của người kia.

Đối với trường hợp này không nhất thiết phải ghi tên cả hai vợ chồng trên sổ đỏ.

Khi nào thì mới được cấp đổi Sổ đỏ, Sổ hồng?

Căn cứ khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 24 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

(1) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nghĩa là có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận được cấp theo mẫu cũ sang mẫu mới (mẫu mới bìa có màu hồng cánh sen).

(2) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị nhòe, ố, rách, hư hỏng.

(3) Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất.

(4) Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Khi cấp đổi sổ đỏ có phải ghi tên 2 vợ chồng không?

Dù quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng thì hiện nay cũng không có văn bản nào bắt buộc khi cấp đổi Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Tuy không có quy định bắt buộc nhưng Nhà nước vẫn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để Giấy chứng nhận sau khi cấp đổi ghi cả tên vợ và chồng.

Quy định này được nêu rõ trong Công văn 3362/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 18/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công văn này nêu rõ như sau:

“Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp mới hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận… mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu theo quy định của pháp luật về đất đai…”.

Sau khi ghi cả tên vợ và chồng thì thông tin tại trang 1 của Giấy chứng nhận được thể hiện như sau:

“I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Ông: (họ và tên chồng)

Năm sinh: (năm), CMND số:… hoặc CCCD số:…

Địa chỉ thường trú: (ghi đầy đủ thông tin địa chỉ thường trú).

Bà: (họ và tên vợ)

Năm sinh: (năm), CMND số:… hoặc CCCD số:…

Địa chỉ thường trú: (ghi đầy đủ thông tin địa chỉ thường trú).”.

Tóm lại, khi cấp đổi Giấy chứng nhận không bắt buộc phải ghi cả tên vợ và chồng mà chỉ khuyến khích.

Việc khuyến khích này nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, tránh các khiếu kiện, khiếu nại khi giải quyết các tranh chấp về đất đai, từng bước tạo điều kiện để người phụ nữ được chủ động tham gia các hoạt động về kinh tế,…

Sổ đỏ có bắt buộc ghi tên hai vợ chồng không?
Sổ đỏ có bắt buộc ghi tên hai vợ chồng không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư tư vấn luật đất đai tư vấn về :”Sổ đỏ có bắt buộc ghi tên hai vợ chồng không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline : 0833.102.102.để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua các hình thức nào?

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua các hình thức như:
– Đất được Nhà nước giao cho vợ chồng.
– Được Nhà nước cho thuê đất (tiền thuê là tài sản chung).
– Đất nhận chuyển nhượng (tiền dùng để mua tài sản chung, kể cả trường hợp chỉ dùng lương của vợ hoặc của chồng mua đất đó).
– Đất được thừa kế chung, tặng cho chung.

Thủ tục đứng tên sổ đỏ một mình như thế nào?

Bước 1: nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận (văn phòng một cửa UBND quận/ huyện hoặc Văn phòng đăng ký nhà đất thuộc Sở tài nguyên và môi trường)
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo số tiền thuế, lệ phí trước bạ nhà đất để và địa chỉ nộp thuế
Bước 3: sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí. Anh/chị chuyển bản gốc biên lai đã nộp thuế, lệ phí cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: 2 bên mang chứng minh nhân dân lên cơ quan nộp hồ sơ ban đầu để nhận sổ đỏ đã sang tên cho 1 người đứng tên.

Nơi nộp hồ sơ khi làm sổ đỏ là ở đâu?

Để nộp hồ sơ sang tên, cá nhân có thể đến:
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Tại địa phương đã có bộ phận Một cửa thì nộp tại bộ phận này, nếu chưa có thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện/Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện…