San lấp đất trồng cây lâu năm trái phép bị xử phạt như thế nào?

06/04/2023 | 15:24 314 lượt xem Tình

Thưa Luật sư, tôi tên Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hà Giang. Tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau: Chú tôi có một mảnh đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm: cây keo, cây tràm,… Chú tôi đã trồng các loại cây này từ năm 2013 và duy trì mục đích sử dụng cho đến năm 2021. Tuy nhiên, đến năm 2022, tôi thấy chú chặt hết các cây đi và san lấp đất lên. Tôi có hỏi thì biết rằng chú san lấp đất trồng cây lâu năm để làm nhà ở. Tuy nhiên, chú chưa đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà tự ý trái phép san lấp mảnh đất đó. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: San lấp đất trồng cây lâu năm trái phép bị xử phạt như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn đất đai. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng những quy định pháp luật chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Hiểu như thế nào về loại đất trồng cây lâu năm?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 về phân loại đất thì nhóm đất nông nghiệp bao gồm:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;

Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Như vậy, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.

San lấp đất trồng cây lâu năm là gì?

San lấp đất trồng cây lâu năm là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch, từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau, san lấp đất hay còn gọi là san lấp mặt bằng.

San phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó vận chuyển đến các vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp đó, nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất đó theo chủ định trước của con người.

Theo quy định Điều 12 Luật đất đai 2013 về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai, trong đó tại khoản 3 có quy định hành vi nghiêm cấm đó là: Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

San lấp đất trồng cây lâu năm trái phép là những hành vi nào?

Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp được hiểu là loại đất được Nhà nước giao cho người dân nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, cụ thể như chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng,… 

Theo đó, hành vi san lấp trái phép đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp được hiểu là hành vi làm thay đổi kết cấu đất, giá trị, công dụng của đất khi chưa được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là hành vi trái phép và pháp luật nghiêm cấm, cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định Những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Chiếm, lấn, hủy hoại đất đai.

– Không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích.

– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với cá nhân, hộ gia đình theo quy định của Luật Đất đai.

– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để làm trái quy định về quản lý đất đai.

– Gây khó khăn, cản trở đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật,…

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định hành vi làm biến dạng địa hình trong các trường hợp có sự thay đổi độ dốc bề mặt đất; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề được coi là hành vi hủy hoại đất.

Như đã phân tích nêu trên hành vi hủy hoại, lấn chiếm đất đai là trường hợp bị nghiêm cấm thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, do vậy trường hợp tự ý san lấp đất nông nghiệp dẫn tới bề mặt đất cao hơn hoặc thấp hơn các thửa đất liền kề chính là hành vi hủy hoại đất. Hành vi sẽ làm suy giảm chất lượng đất, gây ra ô nhiễm đất, làm biến dạng địa hình, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích.

San lấp đất trồng cây lâu năm trái phép bị xử phạt như thế nào?

San lấp đất trồng cây lâu năm trái phép bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định với hành vi làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề được coi là hành vi hủy hoại đất.

Mà với hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất đai là một trong những trường hợp nghiêm cấm thực hiện được quy định tại Luật Đất đai. Trường hợp tự ý san lấp đất nông nghiệp dẫn tới bề mặt đất cao hơn hoặc thấp hơn các thửa đất liền kề được xác định là hành vi hủy hoại đất.

Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Ví dụ đất đang là đất nông nghiệp được nhà nước giao quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm mà công dân tự ý san lấp đất để xây thành nhà 03 tầng để ở thì đây được xem là hành vi huỷ hoại đất.

Do vậy, nếu các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi san lấp mà được xem là huỷ hoại đất thì tùy thuộc vào diện tích đất bị hủy hoại, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất theo quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, người có hành vi san lấp đất trái phép còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Nếu không chấp hành biện pháp xử lý thì có thể bị Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013.

Xử lý hình sự

Hành vi san lấp đất nông nghiệp được hiểu là hành vi thay đổi cấu tạo của đất, thay đổi giá trị, công dụng của đất nên có thể bị coi là hành vi hủy hoại đất, sử dụng đất không đúng mục đích; mà hành vi hủy hoại đất là hành vi cấm trong luật đất đai 2013, nên sẽ bị xử phạt. Ngoài xử phạt hành chính, người có hành vi hủy hoại đất còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

“Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “San lấp đất trồng cây lâu năm trái phép bị xử phạt như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn thủ tục giải quyết chia thừa kế nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đất trồng cây lâu năm có được san lấp không?

Muốn san lấp đất trồng cây lâu năm, người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy chứng nhận, trường hợp muốn san lấp để xây dựng nhà ở… phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chỉ được xây dựng nhà ở khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Thủ tục xin san lấp đất nông nghiệp như thế nào?

Thủ tục san lấp đất nông nghiệp được pháp luật quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký san lấp đất nông nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
(1) Đơn đề nghị cho phép san lấp đất nông nghiệp;
(2) Phương án san lấp đất nông nghiệp, trong đó cần trình bày về loại đất đắp, độ cao, các cam kết về giao thông, môi trường, thoát nước,….
(3) Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi có đất xác nhận hiện trạng và đề xuất Ủy ban nhân dân quận chấp thuận giải quyết bằng văn bản;
(4) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, bản photo Bản đồ đính kèm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
(5) Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu thường trú.
(6) Văn bản ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục san lấp đất nông nghiệp (nếu có). 
Bước 2: 
Nộp hồ sơ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất thông qua bộ phận một cửa.
Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ đã hợp lệ bộ phận một cửa tiếp nhận và phát giấy hẹn cho người nộp; Trường hồ sơ chưa hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất có trách nhiệm ra thông báo hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Phòng Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân phường có liên quan phối hợp cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng xác minh và đề xuất.
Bước 4: Nhận kết quả.

Xử phạt người có hành vi hủy hoại đất như thế nào?

Theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi có hành vi hủy hoại đất thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 150.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Còn mức phạt với tổ chức khi có hành vi vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.