Quyền thừa kế đất đai không có di chúc

27/08/2022 | 09:30 49 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay có rất nhiều vấn đề xoay quanh việc phân chia thừa kế di sản, đặc biệt là các vấn đề về quyền thừa kế đất đai. Việc chia thừa kế được thực hiện theo di chúc hoặc phân chia theo pháp luật. Vậy pháp luật quy định như thế nào trong trường hợp ” quyền thừa kế đất đai không có di chúc” như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, bố tôi vừa mới mất, bố tôi có để lại một mảnh đất rộng 500 mét vuông, chúng tôi có 3 anh em. Khi mất thì bố tôi không để lại di chúc. Luật sư có thể cho tôi hỏi là quyền thừa kế đất đai không có di chúc được quy định như thế nào?.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quyền thừa kế là gì?

Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, Quyền thừa kế được quy định như sau:

– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Từ quy định trên có thể hiểu, Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.

Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế bao gồm: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Đối tượng của quyền thừa kế

Về đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết mà người chết là người sử dụng hợp pháp để lại cho người còn sống. Tài sản theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Ngoài ra, tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Quy định về thừa kế đất đai

Thừa kế đất đai có thể hưởng thừa kế qua những hình thức sau: 

Thừa kế theo di chúc: là việc một chủ thể trước khi chết để lại di chúc có thể tồn tại dưới dạng văn bản, lời nói phải có người làm chứng,…. di chúc hợp pháp theo pháp luật hiện hành, khi đó chủ thể được hưởng thừa kế đất đai sẽ nhận được tài sản theo nội dung của di chúc.

Thừa kế theo pháp luật: Là việc người có tài sản chết đi nhưng không để lại di chúc, di nguyện trao tài sản của mình cho một chủ thể nhất định nào, Khi đó tài sản của người chết sẽ được chia đều theo hàng thừa kế đã quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Quyền thừa kế đất đai không có di chúc
Quyền thừa kế đất đai không có di chúc

Điều kiện thực hiện quyền thừa kế đất đai

Để được hưởng thừa kế đất đai, ngoài những điều kiện để được hưởng thừa kế, thì di sản đất đai phải đáp ứng thêm những điều kiện sau:

Thứ nhất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thứ hai, Điều kiện quan trọng là đất không có tranh chấp liên quan nào tại thời điểm thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất

Thứ ba, Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

Thứ tư, Quyền sử dụng đất còn thời hạn sử dụng

Thứ năm, Quyền sử dụng đất của gia đình, cá nhân có nguồn gốc không phải là đất thuê có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Quyền thừa kế đất đai không có di chúc

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

+, Không có di chúc;

+, Di chúc không hợp pháp;

+, Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

+, Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

– Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

+, Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

+, Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

+, Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, khi chia thừa kế mà không có di chúc thì đất đai vẫn được xem là di sản và được chia theo pháp luật. Tuy nhiên, việc chia thừa kế mà di sản là đất đai còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật đất đai. 

Xác định hàng thừa kế

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (ông bà), anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

(Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015)

Thừa kế thế vị

– Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

– Những quy định trên nhằm hạn chế tranh chấp giữa các bên trong quan hệ thừa kế, đồng thời góp phần điều chỉnh cụ thể, rõ ràng hơn trong việc phân chia tài sản.

Giải quyết tranh chấp khi chia thừa kế đất đai không có di chúc

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong trường hợp này tương tự như giải quyết tranh chấp thông thường. Tuy nhiên cần lưu ý về thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:

Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh.

– Khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thủ tục khai di sản thừa kế là đất đai không có di chúc

Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm có:

  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất. (theo Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP).

Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.

Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.

(Điều 95 Luật Đất đai 2013, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Quyền thừa kế đất đai không có di chúc“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, tranh chấp thừa kế nhà, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Tra cứu chỉ giới xây dựng; Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian thủ tục sang tên sổ đỏ không có di chúc?

Căn cứ theo Nghị định số 29/2015/NĐ-CP việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Sau khi hết 15 ngày, UBND cấp xã/phường nơi niêm yết sẽ có văn bản thông báo niêm yết lại với xác nhận là di sản được khai nhận đó có tranh chấp hoặc không. Căn cứ văn bản đó, Văn phòng Công chứng sẽ tiến hành thủ tục để chị em chị ký văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc từ chối di sản thừa kế và hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất tại văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện để cơ quan đăng ký đất đai xem xét tách đất và làm sổ mới cho chị em chị. Trong khoảng từ 10 đến 15 ngày làm việc, sẽ có kết quả.
Tổng thời gian của thủ tục sang tên sổ đỏ không có di chúc: Khoảng 30 ngày làm việc.

Thừa kế nhà đất có phải nộp thuế không?

Khi nhận di sản thừa kế là bất động sản có giá trị lớn hơn 10.000.000 đồng phải nộp 10% thuế suất, kèm theo 0.5% mức lệ phí trước bạ. Bên cạnh đó nếu nhận thừa kế di sản trong trường hợp Giữa vợ với chồng; Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; Cha chồng, mẹ chồng với con dâu; Cha vợ, mẹ vợ với con rể; Ông nội, bà nội với cháu nội; Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; Anh chị em ruột với nhau; trường hợp này sẽ được miễn thuế và lệ phí trước bạ.

Nguyên tắc của pháp luật về thừa kế?

– Tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản. Người để lại di sản hoàn toàn có quyền quyết định ai có quyền được hưởng di chúc, mỗi người được hưởng bao nhiêu hoặc những ai bị truất quyền hưởng di sản thừa kế,…mà không bị phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác.
– Tôn trọng quyền của người hưởng thừa kế. Pháp luật dân sự thiết lập các quan hệ dân sự mà ở đó các chủ thể tham gia có quyền tự quyết định cao, tự do ý chí khi thực hiện các quan hệ đó. Vậy nên người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản thừa kế trừ trường hợp nguyên do nhận là để trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác.
– Bình đẳng về thừa kế của cá nhân, được thể hiện ở việc các hàng thừa kế có các chủ thể có đặc điểm khác nhau nhưng vẫn đứng chung hàng thừa kế và được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.
– Bảo đảm quyền lợi của một số người thừa kế theo quy định của pháp luật. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.