Quyền sử dụng đất là tài sản vô hình đúng khôn?

04/02/2023 | 14:56 62 lượt xem SEO Tài

Sau khi tìm hiểu thì em có biết tài sản cố định gồm hai loại đó là tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Tuy nhiên để mà hiểu rõ về hai loại tài sản này thì em vẫn chưa năm được cụ thể thực tế như thế nào? Chính vì thể cho nên em mong muốn được mọi người và Luật Sư có thể tư vấn, giải đáp cũng như nêu rõ cho em biết về hai loại tài sản này. Em cũng có một câu hỏi rằng quyền sử dụng đất có thể xem là tài sản vô hình được không? Để giải đáp thắc mắc trên của bạn, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Quyền sử dụng đất là tài sản vô hình đúng không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Quyền sử dụng đất là tài sản vô hình đúng không?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC Có quy định các tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định như sau:

Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

1.Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

2.Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

Theo đó thực chất quyền sử dụng đất chỉ là quyền tài sản và không hình thành tài sản cố định hữu hình được vậy nếu đáp ứng đủ các tiêu chí để được ghi nhận thì quyền sử dụng đất sẽ là tài sản cố định vô hình.

Đồng thời tại Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC cũng có quy định về tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất.

Đất thuê trả tiền hàng năm có được tính là tài sản cố định hay không?

Quyền sử dụng đất là tài sản vô hình
Quyền sử dụng đất là tài sản vô hình


Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có quy định:

Xác định nguyên giá của tài sản cố định:

2.Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:

đ) TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:

-TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm:

+Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn).

+Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

-Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm:

+Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.

+Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.

+Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.
Như vậy về vấn đề xác định giá trị tài sản cố định thì anh lưu ý rằng đối với đất thuê trả tiền hàng năm thì sẽ không được tính là tài sản cố định mà sẽ phải tính là chi phí và phân bổ theo năm thuê.

Nguyên giá tài sản cố định vô hình được xác định như thế nào?

Việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 45/2018/TT-BTC đối với những tài sản cố định hữu hình nêu trên như sau:

(1) Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tải sản quy định tại Điều 100 Nghị định 151/2017/NĐ-CP là giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 Nghị định 151/2017/NĐ-CP cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

(2) Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai mà tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước là số tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả cộng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (nếu có và trong trường hợp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào tiền thuê đất phải nộp).

(3) Nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này) là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó (trong trường hợp các chi phí này chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định của pháp luật).

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quyền sử dụng đất là tài sản vô hình” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là phí chuyển đổi tên sổ đỏ vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Quyền sử dụng đất nào là tài sản vô hình

+Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn).
+Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã trả tiền thuế đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…..

Quyền sử dụng đất nào không được ghi nhận là tài sản vô hình?

+Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.
+Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.
+Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.

Tài sản cố định là quyền sử dụng đất có thuộc trường hợp không phải tính khấu hao hay không?

Chỉ trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình thuộc quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 45/2018 TT-BTC thì mới không cần phải tính khấu hao, còn lại vẫn phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tài sản cố định là quyền sử dụng đất không cần phải tính khấu hao khi là tài sản vô hình.