Quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như thế nào?

11/01/2023 | 16:42 16 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư. Con trai tôi là người Việt Nam, đã nhiều năm nay cháu làm ăn sinh sống bên nước ngoài, định cư bên nước ngoài, hiện nay cháu đang muốn mua nhà tại Việt Nam để thời gian tới về nước làm ăn sinh sống. Tôi có thắc mắc rằng theo quy định thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Nếu được thì quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như thế nào? Đồng thời, cháu có đang gặp chút vấn đề về giấy tờ nhập cảnh vào Việt nam thì tôi có thắc mắc trong trường hợp tôi để lại tài sản thừa kế nhà ở tại Việt Nam cho cháu thì có cháu được công nhận quyền sở hữu nhà ở này hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn đất đai của Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”

Và khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

“Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

[…] b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật; […]”

Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở theo quy định trên.

Quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014 quy định đối với chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì có các quyền sau đây:

Quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như thế nào?
Quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như thế nào?
  • Thực hiện quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu của mình.
  • Được sử dụng nhà để ở hoặc sử dụng vào các mục đích khác mà pháp luật không cấm;
  • Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở theo quy định của pháp luật
  • Được quyền cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, bán, chuyển nhượng thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
  • Được sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng thuộc khu nhà ở theo quy định.
  • Nếu là chủ sở hữu nhà chung cư thì được quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung
  • Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng;
  • Được bồi thường khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

Giấy tờ chứng minh người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở

1. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.

2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định tại Điều 74 của Nghị định này; trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.”

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì có được công nhận quyền sở hữu nhà ở không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong các dự án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này. […]”

Như vậy đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý khi muốn chia đất khi ly hôn nhanh nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài?

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai 2019 thẩm quyền giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là của ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận thừa kế nhận tặng cho quyền sử dụng đất tại Việt Nam?

Câu trả lời là CÓ. Tại điểm d Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó”.

Người Việt Nam địch cu tại nước ngoài là gì?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) thì
“ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”
Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm 2 đối tượng:
Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (Điều 17 Hiến pháp năm 2013)
Người gốc Việt Nam cư trú sinh sống lâu dài ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. (Khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008).