Cách tính phí bảo trì chung cư như thế nào?

26/07/2023 | 15:33 14 lượt xem SEO Tài

Chung cư là hình thức nhà ở phổ biến hiện nay. Khác với nhà ở thông thường, sau khi mua bán chỉ phải nộp các khoản thuế phí cho nhà nước thì nhà ở chung cư còn các khoản phí dịch vụ phải nộp cho bên quản lý toà nhà và các khoản phí liên quan đến hoạt động bảo dưỡng, bảo trì chung gọi là phí bảo trì chung cư. Với mỗi chung cư lại có một mức phí và cách tính phí bảo trì khác nhau. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về khoản phí này? Mời bạn đón đọc bài viết “Cách tính phí bảo trì chung cư như thế nào?” để có thêm những thông tin bổ ích.

Căn cứ pháp lý

Phí bảo trì chung cư là gì?

Phí bảo trì chung cư là khoản phí được sử dụng để bảo trì các hạng mục thuộc sở hữu chung tại tòa nhà bị xuống cấp trong quá trình sử dụng.

Với đặc thù của tòa nhà ngoài các hạng mục căn hộ thuộc sở hữu riêng của từng chủ hộ thì còn có các diện tích thuộc sở hữu chung như: hành lang, hầm đỗ xe, hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy phát điện, hệ thống chiếu sáng… Do vậy trong quá trình vận hành khi phát sinh các sự cố hỏng hóc, xuống cấp thì cần thiết phải có nguồn kinh phí kịp thời khắc phục để hạn chế tối đa những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống cư dân.

Quy định pháp luật về phí bảo trì chung cư

Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nêu trên chỉ được sử dụng nhằm mục đích bảo trì các phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư đó, nghiêm cấm việc sử dụng kinh phí này cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và sử dụng cho các mục đích khác; nếu thuộc trường hợp nhà chung cư buộc phải phá dỡ theo quy định mà kinh phí bảo trì nhà chung cư chưa được sử dụng hết thì sẽ được sử dụng để chi trả cho việc hỗ trợ tái định cư hoặc sử dụng để đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi đã được xây dựng lại.

Điều 108 Luật Nhà ở năm 2014 (Luật Nhà ở) và điểm b khoản 1 Điều 3 Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại ký giữa chủ đầu tư (CĐT) và người mua căn hộ kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BXD, quy định phí bảo trì nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được xác định thông qua các tiêu chí sau đây:

Thứ nhất, phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mà người mua hoặc thuê nhà phải nộp là 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác.

Thứ hai, thời điểm người mua hoặc thuê nhà phải đóng phí bảo trì nhà chung cư là khi nhận bàn giao nhà và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua. Ngay tại thời điểm nhận bàn giao nhà, người mua hoặc thuê sẽ phải nộp toàn bộ phí bảo trì nhà chung cư cho CĐT.

Thứ ba, chủ sở hữu có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí bảo trì tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu khi phí bảo trì thực hiện bảo trì không đủ. Bảo trì nhà chung cư bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp phí bảo trì để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Ai chịu trách nhiệm quản lý phí bảo trì chung cư?

Đối tượng chịu trách nhiệm quản lý phí bảo trì chung cư bao gồm:

Sau khi thu quỹ bảo trì chung cư, trong vòng 7 ngày chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển khoản tiền đó vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm của một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

Sau 12 tháng kể từ thời điểm tòa nhà được bàn giao và đưa vào sử dụng và có trên 50% căn hộ nhận bàn giao, Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban quản trị tòa nhà.

Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi thành lập, Ban quản trị nhà chung cư cần có văn bản đề nghị chuyển giao kinh phí bảo trì, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển giao kinh phí bảo trì nhà chung cư đã thu của người mua, thuê mua và kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải nộp đối với phần diện tích giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua sang tài khoản do Ban quản trị.

Tài khoản này được lập tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam do một hoặc nhiều thành viên thuộc ban quản trị đứng tên chủ tài khoản.

Cách tính phí bảo trì chung cư như thế nào?
Cách tính phí bảo trì chung cư như thế nào?

Cách tính phí bảo trì chung cư như thế nào?

Việc đóng phí bảo trì chung cư theo quy định của pháp luật là trách nhiệm của 2 nhóm đối tượng gồm cư dân – các chủ sở hữu nhà chung cư và chủ đầu tư. Tổng hợp phí bảo trì được đóng bởi những người có trách nhiệm đóng góp được tạo thành một quỹ sử dụng cho việc bảo trì gọi là quỹ bảo trì chung cư. Khi sinh sống trong tòa nhà, cư dân có trách nhiệm đóng phí bảo trì nhằm cải thiện, nâng cấp hiện trạng của tòa nhà, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp các vấn đề như hỏng hóc, hư hại, xuống cấp,… Vậy cách tính phí bảo trì chung cư như thế nào?

Người thuê mua căn hộ/diện tích nộp
Phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ mua hoặc diện tích khác

Cụ thể: Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua.

Ví dụ: Nếu căn hộ có giá trị 1 tỷ, thì phí bảo trì chung cư bạn cần nộp là 1 tỷ x 2% = 20 triệu

Chủ đầu tư nộp
Phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại, tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư.

Cụ thể: Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách tính phí bảo trì chung cư như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về tư vấn đặt cọc đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tần suất cư dân phải đóng phí bảo trì chung cư?

Cứ khi nào ngân sách cạn thì chủ đầu tư sẽ thông báo nộp phí. Trước khi đưa ra quyết định yêu cầu đóng phí, chủ đầu tư họp cư dân lấy ý kiến.

Phí bảo trì chung cư phải xuất hóa đơn không?

Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung phải có hóa đơn tài chính, có thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính và phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư.

Sử dụng phí bảo trì chung cư như thế nào?

Chủ đầu tư phải có trách nhiệm đóng kinh phí bảo trì nhà chung cư bằng cách thức gửi vào số tài khoản tiền gửi tiết kiệm được mở tại tổ chức tín dụng hiện đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện quản lý kinh phí này, đồng thời tiến hành thông báo cho cơ quan quản lý về nhà ở cấp tỉnh nơi có tòa nhà chung cư biết trong vòng thời hạn 07 ngày kể từ ngày chủ đầu tư thu kinh phí của người mua, người thuê mua căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư đối với trường hợp thu kinh phí bảo trì theo tỷ lệ 2% nêu trên.
– Chủ đầu tư phải thực hiện việc chuyển giao toàn bộ kinh phí bảo trì nhà chung cư bao gồm cả phần lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị tòa nhà chung cư tiến hành thực hiện việc sử dụng, quản lý kinh phí theo quy định của pháp luật và đồng thời phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết về việc này trong vòng thời hạn là 07 ngày kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập; nếu những chủ đầu tư nào không tiến hành việc bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cư sẽ có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà chung cư thực hiện các biện pháp cưỡng chế để buộc chủ đầu tư phải thực hiện trách nhiệm bàn giao theo các quy định của Chính phủ.