Quy định về thời gian nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng thế nào?

20/06/2023 | 16:29 118 lượt xem Trang Quỳnh

Nghiệm thu công trình xây dựng được biết đến là hoạt động tiến hành kiểm định chất lượng của công trình trước khi tiến hành đưa vào sử dụng. Tại giai đoạn này, các cơ quan có chức năng, thẩm quyền sẽ tiến hành nghiệm thu công trình, đây là một bước quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi công trình để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng và kiểm tra sự chất lượng của nhà thầu đã cam kết thực hiện đối với nhà đầu tư. Vậy trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng như thế nào? Quy định về thời gian nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng ra sao? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu tại nội dung bài viết sau đây

Căn cứ pháp lý

Trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng như thế nào?

Nghiệm thu công trình được hiểu là việc cá cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác kiểm định chất lượng của công trình đã xây dựng để đưa và sử dụng, bàn giao chủ chủ sở hữu. Theo quy định tại Điều 123 Luật Xây dựng 2014 quy định về nghiệm thu công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu công trình xây dựng chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng thuộc về chủ đầu tư của công trình xây dựng. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư có thể quy định về việc nghiệm thu đối với các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình xây dựng.

Quy định về thời gian nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng như thế nào?

Nghiệm thu công việc xây dựng

– Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

– Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

Quy định về thời gian nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng như thế nào?

– Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.

– Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Tên công việc được nghiệm thu;

+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

+ Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

+ Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);

+ Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;

+ Phụ lục kèm theo (nếu có).

– Thành phần ký biên bản nghiệm thu:

+ Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;

+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;

+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.

– Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:

+ Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;

+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.

Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;

+ Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).

– Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:

+ Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;

+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.

– Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.

Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng

– Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:

+ Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;

+ Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.

– Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.

– Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng

– Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:

Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;

+ Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

+ Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.

– Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng

– Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng:

+ Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định;

+ Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.

– Trường hợp công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc xử lý được thực hiện như sau:

+ Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng xây dựng;

+ Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản. Nội dung biên bản và thành phần ký biên bản nghiệm thu được quy định tại các khoản 2, 6, và 7 Điều này.

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:

+ Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;

+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

+ Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

+ Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;

+ Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);

+ Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;

+ Phụ lục kèm theo (nếu có).

– Thành phần ký biên bản nghiệm thu:

+ Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;

+ Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;

+ Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;

+ Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;

+ Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về thời gian nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng đưa vào sử dụng gồm những gì?

Khi tiến hành nghiệm thu công trình thì các bên cần chuẩn bị những hồ sơ phù hợp để tiến hành việc nghiệm thu, hồ sơ thường bao gồm:
Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;
+ Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu, ví dụ: Hợp đồng thi công công trình, văn bản đề nghị nghiệm thu…

Quá trình nghiệm thu công trình xây dựng do ai thực hiện?

Quá trình nghiệm thu có thể được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bởi doanh nghiệp hoặc thậm chí của cá nhân dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công. Từ kết quả nghiệm thu này sẽ biết được công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.

Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng như thế nào?

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng, cụ thể như sau:
– Trong quá trình thi công công trình xây dựng, chủ đầu tư phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đơn vị tư vấn, thi công trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình từ đó kịp thời có biện pháp xử lý khi có vi phạm, kể cả đình chỉ công việc, thay thế bằng đơn vị mới.
– Kiểm tra tư cách pháp lý, chế độ trách nhiệm khi thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng, chế độ trách nhiệm khi thực hiện việc nghiệm thu công trình xây dựng như thành phần các bên nghiệm thu, tính hợp lệ, các biên bản nghiệm thu phải ghi thông tin rõ ràng và chính xác.