Quy định về giám sát khảo sát xây dựng như thế nào?

23/06/2023 | 16:08 2704 lượt xem Thủy Thanh

Hoạt động xây dựng là một trong những hoạt động đang rất được nhà nước ta quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển. Vậy nên hiện nay các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư cũng đã và đang được hoàn thiện. Theo đó, đối với các yêu cầu nhằm đảm bảo quản lý chất lượng công trình xây dựng thì đã có các quy định liên quan đến công tác khảo sát xây dựng. Vậy thì “Quy định về giám sát khảo sát xây dựng” được thể hiện cụ thể ra sao?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Khảo sát xây dựng là gì?

Khảo sát xây dựng được hiểu là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập, phân tích, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các điều kiện thiên nhiên của vùng, địa điểm xây dựng về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất của công trình, các quá trình và hiện tượng địa chất vật lý xảy ra, khí tượng thủy văn, hiện trạng công trình để lập các giải pháp đúng đắn về kỹ thuật và hợp lý nhất về kinh tế khi thiết kế, xây dựng công trình đó.

Về khái niệm, khảo sát xây dựng là hoạt động xây dựng được quy định cụ thể ở khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 như sau:

Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Về các loại hình khảo sát xây dựng, căn cứ tại Điều 73 Luật Xây dựng 2014 quy định cụ thể như sau:

– Khảo sát địa hình.

– Khảo sát địa chất công trình.

– Khảo sát địa chất thủy văn.

– Khảo sát hiện trạng công trình.

– Công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.

Về nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, căn cứ tại Điều 75 Luật Xây dựng 2014 quy định cụ thể như sau:

– Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát.

– Số liệu khảo sát; phân tích, đánh giá kết quả khảo sát.

– Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.

Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng

Luật xây dựng quy định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng như sau:

– Lập nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và phù hợp với yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng;

– Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng;

– Tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong công tác khảo sát xây dựng và đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và phải kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định;

– Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, phản ánh được đúng thực tế, bảo đảm tính trung thực, khách quan và phải được phê duyệt;

– Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đáp ứng đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng và loại hình khảo sát.

Quy định về giám sát khảo sát xây dựng

 Khảo sát xây dựng là một trong các hoạt động xây dựng, diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng. Giai đoạn thực hiện khảo sát xây dựng được diễn ra sau khi đã hoàn thành việc lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.  Giám sát khảo sát xây dựng là một trong các hoạt động thuộc nội dung quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng nói riêng và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung. 

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 76 Luật Xây dựng 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng như sau:

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;
b) Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;
c) Xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc;
d) Thực hiện đúng hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết;
đ) Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật;

e) Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quản lý công tác khảo sát xây dựng như sau:

Quản lý công tác khảo sát xây dựng

2. Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;
b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; công tác thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
…”

Như vậy, chủ đầu tư có trách nhiệm tự thực hiện việc giám sát khảo sát xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng. Và việc giám sát khảo sát xây dựng làm một trong những công việc, nghĩa vụ bắt buộc ạ.

Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

Quy định về giám sát khảo sát xây dựng

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng

Quá trình xây dựng có nhiều rủi ro, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân xây dựng. Do vậy để dự án xây dựng thành công, đảm bảo được an toàn và chất lượng khi đưa vào sử dụng thì thực hiện khảo sát xây dựng là một trong những bước ban đầu quan trọng.

Căn cứ tại Điều 77 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng cụ thể như sau:
– Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau:
+ Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;
+ Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
– Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật này và hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
+ Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
+ Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề Quy định về giám sát khảo sát xây dựng đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chia nhà ở khi ly hôn… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng thế nào?

Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện khảo sát xây dựng như vậy:
Bước 01: Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được thực hiện qua các nội dung sau: Mục đích khảo sát xây dựng; Phạm vi khảo sát xây dựng; Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng; Sơ bộ khối lượng các loại công tác về khảo sát xây dựng, dự toán khảo sát xây dựng (nếu có); Thời gian thực hiện quá trình khảo sát xây dựng.
Bước 02: Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
Nội dung của phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng bao gồm: Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; Thành phần, khối lượng thực hiện khảo sát xây dựng; Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được đưa vào sử dụng; Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng;
Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng; Tiến độ thực hiện khảo sát xây dựng; Các biện pháp bảo đảm an toàn trong khu vực khảo sát cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và sau khi kết thúc khảo sát có biện pháp phục hồi hiện trạng.
Bước 03. Thực hiện khảo sát xây dựng.
Để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng, nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp, cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
Bước 04. Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.
Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng do chủ đầu tư thực hiện bằng văn bản hoặc phê duyệt trực tiếp tại Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Nhà thầu được quyền tư vấn thiết kế hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trước khi phê duyệt theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng như sau:
Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
1. Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.
2. Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng.
3. Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.
4. Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.
5. Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.
6. Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).
7. Kết luận và kiến nghị.
8. Các phụ lục kèm theo.
Theo đó, nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm: Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng; quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng; khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình; khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện; kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích; các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có); kết luận và kiến nghị; các phụ lục kèm theo.